TIN LIÊN QUAN | |
50 DN Ba Lan tới Việt Nam tìm cơ hội đầu tư | |
Doanh nghiệp Hà Lan tìm cơ hội đầu tư tại Cần Thơ | |
Khánh thành Nhà máy Đóng tàu Damen - Sông Cấm |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hà Lan bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần 3 tại Hà Lan hôm 25/3/2014 |
Năm lĩnh vực ưu tiên nói trên đã được hai nước xác định từ tháng 3/2011, trong chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Hà Lan Willem-Alexander.
Trước đó, trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần 3 tại Hà Lan ngày 25/3/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Mark Rutte cũng đã có cuộc hội đàm, thảo luận nhiều biện pháp để thúc đẩy hợp tác 5 lĩnh vực nói trên giữa hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, hai bên sẽ tiếp tục thảo luận nhằm hiện thực hóa các biện pháp tăng cường hơn nữa 5 lĩnh vực ưu tiên nói trên. Hai bên dự kiến cũng sẽ ký kết một bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực khí hóa lỏng.
Những năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam – Hà Lan không ngừng phát triển, kim ngạch thương mại khá lớn và tăng đều hàng năm, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu.
Từ năm 2002, xuất khẩu sang Hà Lan bắt đầu có chiều hướng tăng mạnh, trung bình 15%/năm. Hà Lan hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Âu, chỉ đứng sau Đức và Anh.
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 |
Tổng kim ngạch | 2.0 | 1,75 | 1,96 | 2,81 | 3,182 | 3,615 |
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Hà Lan (Đơn vị: Tỷ USD)
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hà Lan là giày dép các loại, may mặc, hạt điều, cà phê,hai rsarn, hàng rau quả, đồ gỗ và các sản phẩm gỗ chế biến.
Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Hà lan là sữa và các sản phẩm sữa, tân dược, nguyên phụ liệu dược phẩm, sắt thép các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc, hóa chất…
Trong nhiều năm gần đây, Hà Lan cũng luôn là một trong những nhà đầu tư châu Âu lớn nhất của Việt Nam.
Tính đến hết năm 2013, Hà La xếp thức 11 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với gần 6,3 tỷ USD và 192 dự án.
Các dự án đầu tư chủ yếu thực hiện tại các tỉn phía Nam như TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
Trong đó, một số dự án lớn, tiêu biểu như dự án nhà máy điện Mông Dương trị giá hơn 2 tỷ USD, điện Phúc Mỹ 3 trị giá 410 triệu USD, công ty Pepsico trị giá 180 triệu USD, dự án chế biến và kinh doanh nông sản Metro – Cash Carry trị giá 120 triệu USD.
Nhiều dự án đầu tư của Hà Lan hoạt động rất có hiệu quả, với các công ty lớn, nổi tiếng như Heineiken, Uniliver, Royal Dutch Shell, Foremost…
Trước năm 2009, Việt Nam luôn nằm trong danh sách các nước ưu tiên nhận tài trợ ODA của Hà Lan và ngân sách tài trợ tăng đều qua các năm.
Giai đoạn 2000-2005, cam kết tài trợ không hoàn lại bình quân khoảng 25-27 triệu Euro/năm, giai đoạn 2006-2008 đạt 36 triệu Euro/năm.
Kể từ năm 2001 đến nay, cam kết của Hà Lan dành cho Việt Nam có giảm nhẹ, trung bình khoảng 30 triệu Euro/năm, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên: bảo tồn rừng và đa dạng sinh học, y tế, quản lý nguồn nước, các vấn đề liên quan đến xóa đói giảm nghèo…
Hiện Hà Lan đã xếp Việt Nam vào nhóm nước có thu nhập trung bình, nhưng vẫn tiếp tục dành ODA cho Việt Nam dù sẽ giảm dần, tập trung vào các lĩnh vực chọn lọc như đối tác công – tư (PPP), an toàn thực phẩm, y tế và quản lý nước.
Phan Long