Việt Nam sẽ phải chịu áp lực về chuyển đổi kinh tế để giảm phát thải khí nhà kính trong thờgii an tới |
Đây sẽ là áp lực cho Việt Nam trong việc giảm phát thải bởi theo ông Koos, hiện đang có sự khác biệt giữa mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam thể hiện qua mức tăng nhiệt độ lên khoảng 2 độ C với mục tiêu mới được thống nhất tại Paris là dưới 2 độ C, hướng tới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Ông Phạm Văn Tấn, Phó trưởng ban công tác đàm phán của Việt Nam về Biến đổi khí hậu cho biết, Việt Nam được xem là một quốc gia có cơ hội gia tăng nguồn lực về hỗ trợ tài chính quốc tế để giải quyết tận gốc vấn đề biến đổi khí hậu, thay đổi mô hình phát triển, chuyển dịch nền kinh tế theo hướng cacbon thấp, nâng cao sức cạnh tranh, tiếp cận công nghệ sạch….
Tuy nhiên, Việt Nam cần cam kết về thể chế, chính sách mang tính ràng buộc cao nhằm phân bổ nguồn lực hợp lý cũng như những chi phí chuyển đổi ban đầu.
Ông Tấn cho biết thêm, Việt Nam đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để sớm phê duyệt hiệp định và bước đầu những hoạt động để chuẩn bị xây dựng đề án triển khai hiệp định Paris, hiện thực hóa và triển khai các nội dung đề ra trong báo cáo dự kiến đóng góp do quốc gia tự quyết định và tăng cường các hoạt động quản lý nhằm giảm phát thải, trao đổi mua bán tín chỉ giảm phát thải, xây dựng lộ trình chuyển đổi nền kinh tế và xây dựng kế hoạch thích ứng quốc gia.
Các nội dung chính của quá trình đàm phán như cơ chế Vacxava cho tổn thất và giảm thiểu được đưa vào hiệp định hay tài chính cho khí hậu với mục tiêu 100 tỉ USD toàn cầu kể từ năm 2020 được coi là thành công của nhóm các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
“Mặc dù, Việt Nam sẽ nhận được tài chính cho công cuộc giảm thiểu thích ứng biến đổi khí hậu nhưng về cơ bản cần phải dựa vào nguồn lực nội tại”, ông Koos nói.
Lý giải điều này, ông Koos nhấn mạnh, nguồn tài chính cho biến đổi khí hậu sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau không phải từ tổ chức công, trong đó nguồn tài chính từ khu vực tư nhân là quan trọng. Do đó, giảm phát thải dựa trên sử dụng nhiên liệu hiệu quả, giảm phát thải qua việc giảm tối đa sử dụng nguyên liệu hóa thạch và rừng là lựa chọn quan trọng đặc biệt khi Việt Nam không có tiến triển trong quỹ tài chính thanh toán dựa trên kết quả cơ chế Redd+.
Dự kiến hiệp định Paris sẽ có hiệu lực từ năm 2020 nếu được 55 quốc gia chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phê duyệt.
Hiệp định này được đánh giá là kết quả đàm phán khí hậu mang tính lịch sử sau 20 năm do 195 bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Hiệp định này sẽ được thông qua ngày 12/12/2016 tới tại Paris.