Ngân hàng
Vietcombank đề xuất chia toàn bộ khoản lợi nhuận để lại, 13.016 tỷ đồng
Thanh Thuỷ - 23/04/2021 09:45
Sau khi thực hiện trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của ngân hàng là 13.016 tỷ đồng. Dự kiến, Vietcombank sẽ chia "sạch" phần lợi nhuận còn lại trên.
ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 của Vietcombank 

Sáng ngày 23/4, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 với 181 người tham dự đại diện cho các cổ đông sở hữu 92,9% cổ phần có quyền biểu quyết.

Theo tờ trình phân phối lợi nhuận Vietcombank trình cổ đông, phương án chia cổ tức hiện vẫn đang chờ ý kiến chính thức của Ngân hàng Nhà nước. Sau khi thực hiện trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của ngân hàng là 13.016 tỷ đồng. Dự kiến, Vietcombank sẽ chia "sạch" phần lợi nhuận còn lại trên. Phương án tăng vốn điều lệ của nhà băng này cũng đã phần nào hé lộ kế hoạch chia thưởng "khủng" của Vietcombank.

Cụ thể, từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau khi chia cổ tức 8% bằng tiền mặt, Vietcombank sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần. Số vốn điều lệ dự kiến tăng sau đợt phát hành này là  10.236,5 tỷ đồng, qua đó nâng mức vốn dự kiến lên 47.325,3 tỷ đồng. Đợt phát hành này sẽ thực hiện ngay trong năm 2021.

Bên cạnh phương án chia cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Vietcombank dự kiến phát hành cổ phiếu riêng lẻ với quy mô tương đương 6,5% vốn điều lệ. Vốn điều lệ dự kiến tăng thêm 3.076 tỷ đồng lên 50.401,4 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021 và tiếp tục trong năm 2022 nếu chưa hoàn thành.

Cổ phiếu chào bán cho dưới 99 nhà đầu tư và bị hạn chế chuyển nhượng trong một năm. Trong trường hợp cổ đông chiến lược Mizuho Nhật Bản thực hiện mua cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu tại VCB lên đến 20%, Mizuho được quyền đề cử thêm 1 ứng cử viên vào HĐQT của Vietcombank. Tỷ lệ sở hữu của Mizuho Nhật Bản hiện đạt 15% và chỉ chiếm 1/9 ghế trong HĐQT ngân hàng.

Cũng tại cuộc họp lần này, Vietcombank bầu bổ sung thay thế ông Eiji Sasaki, người đang đảm nhận vị trí thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc. Ứng viên hiện tại là ông Shojiro Mizguchi, tổng giám đốc khối kinh doanh khu vực châu Á tại Mizuho Nhật Bản. Công tác tại Mizuho Nhật Bản từ năm 2002, ông cũng đã có thời gian giữ vị trí phó phòng quản lý rủi ro tại Vietcombank trong giai đoạn 2012-2014.

Năm 2021, Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 11%, trong đó kế hoạch lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 25.000 tỷ đồng, điều chỉnh theo ý kiến của NHNN sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.Quy mô tổng tài sản mục tiêu tăng 5%. Dư nợ tín dụng tăng 10,5%, huy động vốn tăng phù hợp tốc độ tăng dư nợ, dự kiến 7%.

Trong năm trước, Vietcombank được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 7% nhưng đã được điều chỉnh lên 14% sau đó. Lợi nhuận trước thuế đạt được 23.050 tỷ đồng.  Kết quả này vượt chỉ tiêu đề ra cũng là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Vietcombank và các ngân hàng trong hệ thống. Tỷ lệ chi trả cổ tức  bằng tiền là 8%. Mức cổ tức này tiếp tục được đề xuất trong năm 2021.

Hệ số an toàn vốn CAR hợp nhất của Vietcombank (theo Thông tư 41) đạt 9,56%, tăng 0,22% so với 2019. Dù đưa ra phương án tăng vốn khủng, ông Thành cũng thừa nhận hiện chưa phải thời điểm quá cấp thiết cho vấn đề tăng vốn.Tuy nhiên, theo giải trình của HĐQT, phương án tăng vốn ngoài giúp nâng cao năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro, còn là cơ sở để thực hiện định hướng chiến lược phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Báo cáo tại Đại hội, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho biết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của Vietcombank được NHNN giao cao hơn ba ngân hàng có vốn Nhà nước còn lại.

Theo ông, ngân hàng có thể có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn và tiếp tục là ngân hàng có tín dụng tăng nhiều nhất về con số tuyệt đối. Chiến lược phát triển của Vietcombank đến năm 2025 là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và vào top 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu.

Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, cho biết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của Vietcombank được NHNN giao cao hơn ba ngân hàng có vốn Nhà nước còn lại. Theo ông, ngân hàng có thể có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn và tiếp tục là ngân hàng có tín dụng tăng nhiều nhất về con số tuyệt đối. Hệ số an toàn vốn CAR hợp nhất của Vietcombank (theo Thông tư 41) đạt 9,56%, tăng 0,22% so với 2019.

Dù đưa ra phương án tăng vốn khủng, ông Thành cũng thừa nhận hiện chưa phải thời điểm quá cấp thiết cho vấn đề tăng vốn.Tuy nhiên, theo giải trình của HĐQT, phương án tăng vốn ngoài giúp nâng cao năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro, còn là cơ sở để thực hiện định hướng chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Chiến lược phát triển của Vietcombank đến năm 2025 là trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới và vào top 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu.

Chắc chắn đạt và vượt kế hoạch 2021, dư nợ tín dụng dự kiến tăng cao nhất hệ thống về quy mô 

Trong kế hoạch 2021, Vietcombank dự kiến lợi nhuận tăng 11%, thấp hơn nếu so với nhiều ngân hàng khác. Vì sao ngân hàng thận trọng với kế hoạch năm tới?

Ông Phạm Quang Dũng: Con số này là mức kế hoạch đặt ra xây dựng trên cơ sở đánh giá tổng thể và tham vấn cơ quan hữu quan NHNN và Bộ Tài chính. Kế hoạch đặt ra tương đối thận trong nhưng ngân hàng có dư địa tốt để đạt và vượt kế hoạch kinh doanh.

Ông Nghiêm Xuân Thành: Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận trên vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu được giao hay chỉ tiêu  tăng giải thích về kết quả năm 2020, Vietcombank chủ động hỗ trợ doanh nghiệp và người dân với 5 đợt giảm lãi suất. Ngoài ra, do dự trù những khó khăn do dịch Covid-19, ngân hàng cũng mạnh tay hơn trong việc trích lập dự phòng, cao gấp rưỡi năm 2019. Lợi nhuận trước trích lập dự phòng tăng 11% nhưng do thực hiện dự phòng thận trọng  (cứ 100 đồng nợ xấu lại có 380 đồng dự phòng rủi ro tín dụng - tại thời điểm 31/12/2020) nên lợi nhuận trước thuế năm trước đi ngang so với năm 2019. Điều này sẽ khác đi trong năm 2021, ngân hàng sẽ hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra.

Ước tính kết quả kinh doanh quý I/2021?

Ông Nghiêm Xuân Thành: Hết quý I, tính cả phí upfront, lợi nhuận của Vietcombank đạt 7.000 tỷ đồng, tăng trên 34% so với cùng kỳ năm 2020. Dư nợ tăng 3,7%, trong khi toàn hệ thống 2,93% toàn hệ thống, cao hơn nhiều cùng kỳ năm 2020. Điều này phản ánh sự hồi phục cũng như sức hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Ngân hàng giữ vị trí số 1 về tăng trưởng quy mô tín dụng trong năm 2020. Đến quý I, Vietcombank tiếp tục có quy mô tăng trưởng (theo con số tuyệt đối) lớn nhất. Ngân hàng phấn đấu tiếp tục giữ vị trí này trong cả năm 2021.

Hoa hồng bán bảo hiểm từ hợp tác với công ty bảo hiểm FWD đóng góp ra sao vào kết quả kinh doanh?

Ông Phạm Quang Dũng: Năm trước, Vietcombank đã ký kết hợp đồng độc quyền với hãng bảo hiểm nhân thọ FWD. Đến thời điểm hiện nay, đây vẫn là giao dịch bảo hiểm nhân thọ lớn nhất. Kết quả đến thời điểm hiện tại cho thấy đây là hướng đi chính xác. Quý I, doanh thu hoa hồng bảo hiểm đã tăng lên 390 tỷ đồng, cao hơn nhiều cùng kỳ năm ngoái.

Theo kế hoạch, ngoài 1.700 tỷ đồng phí upfront, ngân hàng còn có kế hoạch thu về 1.110 tỷ đồng hoa hồng bảo hiểm trong năm 2021. Nếu đạt được kế hoạch đã cam kết, tổng số tiền mang về là 2.800 tỷ đồng.

Định hướng phát triển mảng dịch vụ và phân khúc bán lẻ?

Trong các năm vừa qua, Vietcombank đã đổi mới hoạt động bán lẻ. Giai đoạn 1 của quá trình chuyển đổi này đã thực hiện thành công. Năm 2021, ngân hàng sẽ triển khai giai đoạn 2 để thúc đẩy hơn nữa mảng bán lẻ.

Hiện dư nợ hoạt động bán lẻ chiếm 54% dư nợ tín dụng từ mức khoảng 18% trước đây. Hiệu quả được cải thiện từ hệ số NIM, chất lượng tín dụng. Nguyên nhân bởi đại bộ phận các khoản nợ bán lẻ được đảm bảo bằng tài sản có giá trị trên 100% giá trị khoản vay.

Mảng kinh doanh ngoại hối có thể tiếp tục tốt như trong các năm trước không?

Ông Phạm Quang Dũng: Câu trả lời cụ thể sẽ có tại Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Về sơ bộ, kế hoạch tăng trưởng không dưới 10% cho lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Đây cũng là mảng vượt kế hoạch trong quý đầu năm.

Vietcombank có hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp FDI như thế nào trong làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất?

Ông Phạm Quang Dũng: Ngân hàng nhận thức được chiến lược "Trung Quốc +1" mà nhiều doanh nghiệp FDI đang theo đuổi và có triển khai biện pháp đón đầu. Trong mảng kinh doanh này, ngân hàng phải cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp là ngân hàng vốn nước ngoài. Ngân hàng đang làm càng ngày càng tốt hơn. Thời gian tới, Vietcombank sẽ coi trọng mảng khách hàng FDI này. Vietcombank có thuận lợi khi có đối tác chiến lược Mizuho, với sự hỗ trợ không chỉ với khách hàng từ Nhật Bản.

Ông Nghiêm Xuân Thành: Ngân hàng cũng cho các doanh nghiệp vay đầu tư hạ tầng mà cụ thể là lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. Vietcombank có chính sách hợp tác chặt chẽ với cơ quan đại diện hiệp hội doanh nghiệp các nước Nhật Bản, Hàn Quốc để chủ động cung cấp sản phẩm dịch vụ, quản lý dòng tiền hay sẵn sàng cung cấp tín dụng,

Vietcombank không bao giờ "nới" khẩu vị rủi ro

Vietcombank đã mạnh tay trích lập dự phòng và có tỷ lệ bao nợ xấu lớn. Trong tương lai, ngân hàng có dự tính nới khẩu vị rủi ro?

Ông Phạm Quang Dũng: Ngân hàng kiên định với định hướng tăng cường năng lực quản lý rủi ro, thậm chí nâng cao hơn bằng việc áp dụng chuẩn mực quốc tế.

Ông Nghiêm Xuân Thành: Vietcombank không bao giờ thay đổi khẩu vị rủi ro. Ngân hàng đặt ra mục tiêu tăng tín dụng lớn nhất trong hệ thống về quy mô, dĩ nhiên sẽ có câu hỏi rằng nếu không thay đổi khẩu vị rủi ro tín dụng phần tăng trưởng này sẽ đến từ đâu.

Chúng tôi đã cơ cấu lại danh mục khách hàng, thêm phân loại theo nhóm tăng trưởng. Trong năm qua, việc phân loại nhóm có khả năng hấp thụ vốn đã thay đổi cơ bản. Chiến lược phát triển khách hàng mới (mà vẫn đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro) được đẩy mạnh mà mảng bán lẻ là một trong các trọng tâm tăng trưởng tín dụng.

Xin cho biết dư nợ cho vay bất động sản hiện nay của Vietcombank. Trong bối cảnh thị trường bất động sản nóng như hiện nay, ngân hàng sẽ ứng xử ra sao?

Ông Phạm Quang Dũng: Dư nợ cho vay bất động sản các năm vừa qua đều rất chặt chẽ, định kỳ nhiều lần trong năm đều rà soát và có điều chỉnh về các chỉ tiêu. Đến năm 2020, dư nợ cho vay bất động sản chỉ 33.000 tỷ đồng, không lớn so với tổng dư nợ tín dụng. Nếu tính thêm các khoản vay cá nhân cho hoạt động liên quan đến bất động sản, dư nợ đạt 230.000 tỷ đồng. Dù vậy, danh mục cho vay cá nhân rất an toàn với tỷ lệ tài sản đảm bảo cao, tỷ lệ nợ xấu thấp.

Đề nghị ngân hàng cập nhật tình hình cho vay ô tô?

Ông Phạm Quang Dũng: Năm ngoái, phương án cho vay ô tô đã được đề cập. Vietcombank đánh giá mảng kinh doanh này có dư địa phát triển. Tuy nhiên, kết quả năm 2020 chưa xứng với mức mong đợi, do ngân hàng tập trung nguồn lực cho các mảng kinh doanh khác có hiệu quả cao hơn.

Dư nợ tái cơ cấu theo Thông tư 03 là bao nhiêu?

Ông Phạm Quang Dũng: Tổng giá trị các khoản nợ theo Thông tư 03 là 26.000 tỷ đồng. Nợ cơ cấu lại đạt 3.900 tỷ đồng.

Ngân hàng đánh giá như thế nào về khả năng thu hồi nợ bất động sản?

Ông Phạm Quang Dũng: Không riêng nợ xấu liên quan đến bất động sản, trong các năm vừa qua, Vietcombank xử lý hiệu quả nợ xấu, kết hợp với chính quyền địa phương. Trụ sở chính làm việc chặt chẽ với chi nhánh.

Thu nợ ngoại bảng năm 2020 đạt 2.400 tỷ đồng, kế hoạch năm 2021 đạt trên 3.500 tỷ đồng. Trong quý I, tình hình thu nợ ngoại bảng vượt tiến độ.

Tiền gửi kho bạc Nhà nước giảm do... chủ động

Mục tiêu tăng tỷ lệ CASA của Vietcombank?

Ông Phạm Quang Dũng: So với các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn, tỷ lệ CASA của Vietcombank cao nhất (32,1%). Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong hoạt động huy động vốn. Ngân hàng sẽ tiếp tục có những biện pháp để tiếp tục mở rộng và giữ vị thế ngân hàng có tỷ lệ CASA tốt nhất thị trường.

Tiền gửi của kho bạc Nhà nước trong năm 2020 bị rút ra khá mạnh. Ngân hàng có lo ngại điều này?

Ông Phạm Quang Dũng: Việc giảm tiền gửi kho bạc nằm trong chủ trơng do ngân hàng chủ động, không phải kho bạc Nhà nước đánh giá thấp ngân hàng. Vietcombank đang là ngân hàng có số tài khoản lớn nhất giao dịch tại kho bạc Nhà nước. Việc thay đổi cơ cấu nhằm tối ưu hoá nguồn vốn.

Phương án chia toàn bộ lợi nhuận để lại đã được NHNN và Bộ Tài chính thông qua

Ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 27% vào khoảng thời gian nào?

Ông Phạm Quang Dũng: Vietcombank đã làm việc với NHNN và Bộ Tài chính. Như vậy, phương án đã được thông qua ở tất cả các cấp. Ngân hàng đang làm thủ tục để thực hiện sớm nhất có thể.

Phương án phát hành riêng lẻ đã được đề cập từ năm ngoái. Tiến độ thực hiện đến đâu?

Ông Phạm Quang Dũng: Lộ trình tăng vốn gồm hai giai đoạn. Việc phát hành riêng lẻ dự kiến thực hiện sau khi hoàn tất phát hành cho cổ đông hiện hữu.

Tham vọng lớn cho năm 2025: Lợi nhuận 2 tỷ USD, 50% từ hoạt động bán lẻ

Không dưới 5 lần trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, lãnh đạo Vietcombank đề cập đến Chiến lược phát triển Vietcombank đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Theo Tổng giám đốc Phạm Quang Dũng, bản chiến lược này dự kiến chính thức được cơ quan quản lý phê duyệt quý II năm 2021. Nhiều nội dung cụ thể sẽ được vạch ra tại đây. Hé lộ của Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành tại đại hội cho biết mục tiêu mà Vietcombank đề ra cho năm 2025 là mức lợi nhuận 2 tỷ USD. Mảng hoạt động bán lẻ dự kiến góp tới 50%.

Ngân hàng này cũng chỉ vừa cán mốc 1 tỷ USD trong năm 2020. Dù là một kế hoạch thách thức và nền kinh tế chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, Vietcombank vẫn giữ kế hoạch này. Với mục tiêu quy mô tín dụng tăng nhiều nhất hệ thống, Vietcombank cũng đặt ra mục tiêu thăng hạng trong top ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất của Việt Nam.

Ông Phạm Quang Dũng cho biết khát vọng của Vietcombank là vươn lên tầm thế giới với bước đi cụ thể để giữ vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và sánh vai với các ngân hàng thế giới.

Tin liên quan
Tin khác