Bà Huân không tiết lộ tỷ lệ cổ phần VOF hoán đổi, tương đương số tiền trên và cho biết, thương vụ này chỉ mới bắt đầu được thực hiện từ đầu năm.
Ba Huân với vốn điều lệ gần 130 tỉ đồng đang dần bước sâu vào quỹ đạo chế biến thực phẩm.
Dự kiến, doanh thu Ba Huân đạt 90 triệu USD trong 2018. |
Theo ước tính của Sở NN & PTNT TP.HCM, với khoảng 10 triệu dân, mỗi ngày thành phố tiêu thụ gần 4 triệu trứng gia cầm. Trong khi đó, mỗi ngày doanh nghiệp này đưa ra thị trường gần 1 triệu trứng gia cầm và thu về khoảng 2 tỉ đồng tiền mặt chỉ tiếng riêng từ việc tiêu thụ trứng.
Hiện Ba Huân sở hữu nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/giờ và trang trại chăn nuôi gà công nghệ cao quy mô 18 ha, tổng đàn khoảng 1 triệu con được nuôi trong chuồng kín có điều hòa nhiệt độ hoặc hệ thống thông gió tại Tân Uyên, Bình Dương. Ba Huân cũng là đối tác chiến lược, có nguồn giống độc quyền của thương hiệu Hy-Line Mỹ để chăn nuôi và cung cấp cho nông dân. Việc cung cấp từ thức ăn, nước uống đến thu gom trứng, xử lí chất thải hoàn toàn tự động.
Quy trình này cho sản lượng trứng hơn 300 quả/mái/năm, cao hơn từ 20-30% phương thức truyền thống. Song song đó là nhà máy xử lý trứng gia cầm quy mô 2 ha, tổng công suất 185.000 trứng/giờ tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Chưa dừng lại ở đây, Ba Huân còn đặt chân vào quỹ đạo ngành chế biến thực phẩm khi xây dựng nhà máy Chế biến thực phẩm quy mô 5 ha, với công suất giết mổ 1.500 đầu gia cầm, chế biến 5 tấn thịt mỗi giờ, nhà máy cung cấp từ gà đông lạnh tới lạp xưởng, xúc xích, chà bông, bánh flan tại Long An…