Cần tài chính, giảm lãi vay
Cụ thể, đầu tháng 2/2018, Vĩnh Hoàn đã tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Chế biến thực phẩm Vạn Đức Tiền Giang từ hơn 305 tỷ đồng lên hơn 872,6 tỷ đồng bằng hình thức góp vốn bằng tiền mặt. Như vậy, hiện Vĩnh Hoàn chỉ còn nắm 35% Vạn Đức Tiền Giang sau 4 năm nhận chuyển nhượng 100% vốn Công ty này với giá 360 tỷ đồng.
Trước khi thuộc quyền sở hữu Vĩnh Hoàn (trước 2014), lợi nhuận sau thuế trung bình hàng năm của Vạn Đức Tiền Giang khoảng 70 tỷ đồng và đến 2017 là 178 tỷ đồng. Theo báo cáo thường niên năm 2017 của Vĩnh Hoàn, Vạn Đức Tiền Giang mang lại gần 25,5% trong tổng doanh thu hợp nhất của Vĩnh Hoàn (với 2.078 tỷ đồng) cùng với đó là 29,4% tổng lợi nhuận sau thuế (với 178 tỷ đồng).
Đại hội cổ đông Vĩnh Hoàn năm nay được tổ chức tại Đồng Tháp thay vì TP.HCM như mọi năm trước những chất vấn của cổ đông về “bán rẻ” tài sản. |
Tại Đại hội đồng cổ đông mới tổ chức của Vĩnh Hoàn tại Đồng Tháp, nhiều cổ đông cho rằng, Vĩnh Hoàn đã “bán rẻ” đi một tài sản có thể sinh lời và đang sở hữu nhiều lợi thế. Nếu theo số liệu thời điểm 2014, Vạn Đức Tiền Giang có 83,3ha vùng nuôi cá tra, đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu của nhà máy cũng như 14 ha nhà máy chế biến cá tra (công suất thiết kế 114 tấn nguyên liệu/ngày), nhà máy sản xuất bột cá mỡ cá từ phụ phẩm và khu nhà tập thể công nhân.
Tuy nhiên, HĐQT Vĩnh Hoàn phủ nhận ý kiến trên. “Đây là chiến lược của công ty nhằm củng cố nguồn tài chính để phát triển vùng nuôi cũng như giảm gánh nặng lãi vay. Chúng tôi cũng chỉ muốn tập trung vùng nguyên liệu và sản xuất về khu vực Đồng Tháp như nhà máy Thanh Bình để lấy lợi thế về vị trí" bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Tổng giám đốc Vĩnh Hoàn lý giải.
Kế hoạch kinh doanh 2018 của Vĩnh Hoàn. |
Đại diện này cũng chia sẻ, không thể cho rằng việc chuyển nhượng cổ phần này là “rẻ hay đắt nếu so sánh với định giá hồi 2014 bởi, mỗi thời điểm mỗi khác”. Cùng với đó, việc tăng vốn và chuyển nhượng trên được thực hiện theo đúng quy trình của các đơn vị tư vấn cũng như giá bán theo cơ chế thị trường.
Trả lời câu hỏi về những nghi ngờ của nhà đầu tư về mức độ tin cậy trong đạo đức quản trị doanh nghiệp của Ban lãnh đạo Công ty, bà Trương Thị Lệ Khanh nói ngắn gọn : “Cơ chế quản trị của công ty từ trước đến nay đều theo cơ chế thị trường” và cũng thừa nhận, ở Vĩnh Hoàn đang tồn tại những xung đột quyền lợi nhưng lại trở thành động lực để cán bộ nhân viên đặt và đạt các kế hoạch kinh doanh.
Giá nguyên liệu và giá bán sẽ tăng từ 20- 35%
Với vùng nuôi khoảng 500 ha, năng suất trung bình 350-450 tấn/ha, hiện Vĩnh Hoàn đang tự chủ khoảng 65% nguyên liệu cho 6 nhà máy sản xuất cá tra, 2 nhà máy sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, 3 nhà máy chế biến bột cá và mỡ cá. Cùng với đó, Vĩnh Hoàn chỉ đang tự chủ được 30% con giống.
Vĩnh Hoàn dự đoán, giá nguyên liệu năm 2018 sẽ tăng khoảng 20% so với 2017 và Công ty buộc phải tăng giá bán từ 30-35%, trong khi năm 2017 chỉ tăng 10%.
Việc phụ thuộc nguồn nguyên liệu từ bên ngoài cùng mức giá tăng cao khiến Vĩnh Hoàn cũng như các doanh nghiệp trong ngành đang mất nhiều cơ hội thị trường. Như quý I/2018, yếu tố chi phối đến 75% giá thành sản xuất này đã tăng ....Giá cá tra giống quý I/2018 đã tăng gấp đôi so với cùng năm ngoái khiến doanh nghiệp đầu ngành như Vĩnh cũng gặp khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu. Điều này khiến giá trị xuất khẩu các sản phẩm của Vĩnh Hoàn đạt 75,6 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ nhờ giá bán bình quân tăng 34% nhưng sản lượng giảm 3%.
Vĩnh Hoàn đang tập trung vào thị trường Trung Quốc khi tăng từ vị trí thứ 7 năm 2015 lên vị trí thứ 2 năm 2017 với 25,1 triệu USD, chiếm 8% cá tra Việt Nam xuất khẩu vào và đứng 3 trong tốp 5 doanh nghiệp xuất khẩu vào của Việt Nam, chỉ có 8% thị phần, theo sau CTCP đầu tư và phát triển đa quốc gia I.D.I và CTCP thủy sản Trường Giang.
Bà Lệ Khanh cho rằng, chiến lược kinh doanh của Vĩnh Hoàn tại khu vực châu Á, đặc biệt thị trường Trung Quốc là tập trung B2B nhằm hạn chế rủi ro so với B2C. Do đó, Vĩnh Hoàn vừa thoái 75% vốn tại Octogone Holding Pte. Ltd,.
Chia sẻ với baodautu.vn, tổng giám đốc Vĩnh Hoàn cho biết, biên lợi nhuận sản phẩm xuất khấu đến Hoa Kỳ cao hơn các thị trường còn lại khoảng 18%. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng trung bình 50%/năm, Vĩnh Hoàn vẫn đặt nhiều kỳ vọng với các sản phẩm giá trị gia tăng, bán thẳng đến các siêu thị, nhà hàng tại Trung Quốc.