Ứng dụng công nghệ lõi tự phát triển
Tại phiên toàn thể của Industry 4.0 Summit 2023 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương và doanh nghiệp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế đã trao đổi, thảo luận, đề xuất, kiến nghị những cơ chế, chính sách để việc triển khai thực hiện các Nghị quyết nêu trên thực sự có hiệu quả, đi vào cuộc sống, tạo kênh kết nối giữa các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế - xã hội với các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và chuyên gia trong nước và quốc tế trong triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành tới tham quan khu vực trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Industry 4.0 Summit 2023 (ảnh: Phạm Hưng) |
Tại đây, Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT Huỳnh Quang Liêm đã có phát biểu chia sẻ về nội dung cần có các cơ chế, chính sách gì để nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của công nghiệp công nghệ số của Việt Nam trong thời gian tới. Theo ông Huỳnh Quang Liêm, đối với góc nhìn của doanh nghiệp, trong định hướng và triển khai chuyển đổi số quốc gia, sự tham gia của doanh nghiệp Việt là rất quan trọng và phải được ưu tiên tối đa. Nếu Đảng, Chính phủ trao cơ hội cho doanh nghiệp để giải những bài toán lớn cấp quốc gia, với hàng triệu người sử dụng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp được trải nghiệm, phát triển nội lực thông qua giải quyết những bài toán đó. Những bài toán lớn về giáo dục, y tế, nông nghiệp, đất đai là những bài toán thách thức không những mang lại hiệu quả quốc gia mà còn giúp doanh nghiệp công nghệ số nâng cao, tích tụ năng lực tự chủ, tự cường về công nghệ.
Chia sẻ về ứng dụng công nghệ mới trong chuyển đổi số, ông Huỳnh Quang Liêm nhấn mạnh, ứng dụng công nghệ lõi tự phát triển là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp công nghệ số có thể trưởng thành, tích tụ năng lực và phát triển. Năng lực về giải quyết bài toán nhờ vào trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, doanh nghiệp có thể đầu tư nhưng công nghệ chỉ có thể phát huy tác dụng khi có những đầu bài lớn về nghiệp vụ. Thời gian qua, công nghệ xử lý hình ảnh, nhận diện khuôn mặt, giọng nói đã có những kết quả bước đầu. Những đề bài lớn ví dụ như: trợ lý ảo, quản trị điều hành dựa trên dữ liệu... là những bài toán có thể phát huy hiệu quả cao giúp doanh nghiệp Việt tập trung nguồn lực, tập trung tri thức, trí tuệ để có thể giải quyết những bài toán này và trưởng thành, phát triển trong chiến lược tự cường.
Đặt mục tiêu trở thành 1 trong 20 cơ sở nghiên cứu AI dẫn đầu khu vực ASEAN
Tại các phiên hội thảo trong khuôn khổ Industry 4.0 Summit 2023, các chuyên gia của VNPT còn đóng góp các tham luận sâu sát với thực tiễn chuyển đổi số tại Việt Nam.
Tham gia phiên hội thảo chuyên đề với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa”, ông Lê Thái Hưng, Giám đốc chiến lược Hệ sinh thái VNPT AI, thuộc Tập đoàn VNPT đã chia sẻ, hiện, VNPT có một Hệ sinh thái chuyển đổi số với các bộ giải pháp trong các lĩnh vực: Chính phủ số, Thành phố thông minh, Doanh nghiệp số, Y tế điện tử, Công nghệ 4.0 và Giáo dục điện tử. Nhờ có hệ sinh thái Chuyển đổi số toàn diện, VNPT đã phát triển những trợ lý AI theo hướng chuyên sâu cho một ngành, một lĩnh vực, một nghiệp vụ cụ thể.
Với vai trò là doanh nghiệp dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, VNPT đã đặt ra chiến lược phát triển công nghệ AI của mình, đó là phải làm chủ công nghệ và cung cấp các sản phẩm AI trong các lĩnh vực nhận dạng hình ảnh, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý âm thanh, đồng thời tiên phong dẫn dắt áp dụng AI trong các ngành thế mạnh và sở trường gồm: Chính quyền, Viễn thông, Y tế, Giáo dục, Tài chính…Sau cùng, VNPT sẽ cung cấp nền tảng, dịch vụ AI dưới dạng dịch vụ phần mềm cho xã hội, doanh nghiệp, cá nhân cùng khai thác và phát triển.
Với chiến lược nói trên, VNPT cũng đặt ra các mục tiêu phát triển công nghệ AI cho mình. Đó là, trở thành Một trong 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực; Một trong 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; Một trong 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về AI và là một trong 20 cơ sở nghiên cứu AI dẫn đầu khu vực Asean.
Còn tại phiên hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực sản xuất thông minh và phát triển ngành công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Việt Nam”, bà Phan Thị Thanh Ngọc, chuyên gia Tư vấn giải pháp của Tập đoàn VNPT cho biết, quan điểm của Tập đoàn VNPT về phát triển công nghệ công nghệ số nhanh và bền vững là cần có sự kết hợp giữa tự cường và hợp tác quốc tế, có sự kết hợp giữa Nhà nước mạnh và Thị trường mạnh. Cùng với đó, doanh nghiệp công nghệ số phải là trung tâm, lấy chất lượng và thương hiệu Make in Việt Nam làm nền tảng, nhân lực tài năng là then chốt.
Với quan điểm đó, từ góc nhìn của doanh nghiệp, VNPT có 5 đề xuất về chính sách gồm: Chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ số Make in Việt Nam; Chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Việt Nam; Xúc tiến, thúc đẩy nhu cầu; Thu hút vốn đầu tư FDI và Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ số.
Theo bà Phan Thị Thanh Ngọc, cần có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp công nghệ số Make in Việt Nam thông qua việc thu hút đầu tư vào các doanh nghiệp Make in Vietnam; Hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp công nghệ Việt và cần có uu đãi đặc thù cho doanh nghiệp công nghệ Việt (như ưu đãi thuế TNDN; ưu đãi thuế nhập khẩu, ưu đãi vay vốn, ưu đãi trong đấu thầu…). Cùng với đó, cũng cần có chính sách kiểm soát chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Việt Nam thông qua việc ban hành tiêu chí thống nhất tiêu chuẩn cho các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và chính sách ưu tiên sử dụng trong mua sắm; Xây dựng, ban hành nguyên tắc, tiêu chí xác định các nền tảng số, sản phẩm dịch vụ công nghệ số Việt Nam cần hạn chế sở hữu nước ngoài; Chính sách, quy định cho việc xây dựng, vận hành và duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng sản phẩm dịch vụ công nghệ số Make in Vietnam, trong đó cho phép kênh đánh giá trực tiếp của người dùng cuối.
Khu trình diễn các giải pháp số của VNPT |
Trình diễn các giải pháp số thương hiệu VNPT
Tham dự triển lãm Industry 4.0 Summit 2023, VNPT cũng đã mang đến những giải pháp hàng đầu về chuyển đổi số, gồm: VNPT IOC, VNPT CCVC, hệ sinh thái VNPT AI.
Trung tâm điều hành giám sát thông minh - VNPT IOC, một giải pháp do VNPT tự nghiên cứu được tích hợp, kết nối với các nguồn thông tin, dữ liệu của địa phương trên tất cả các lĩnh vực và ứng dụng các công nghệ hiện đại như: BigData, AI, Cloud… để phân tích, xử lý. Đến nay, VNPT IOC đã được triển khai tại 45 địa phương trên cả nước với 36 IOC cấp tỉnh và 54. Cấp huyện cho. Giải pháp VNPT IOC sẵn sàng tùy biến mở rộng theo nhu cầu cụ thể đặc thù của từng địa phương.
Giải pháp quản trị công chức viên chức (VNPT CCVC) đã và đang được VNPT đang triển khai tại 22 bộ/ngành, 44 tỉnh/thành phố và được tích hợp với hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia CBCCVC của Bộ Nội Vụ. VNPT CCVC được các đơn vị đón nhận rộng rãi do được thiết kế phù hợp với đặc thù của công tác quản lý nhân sự tại các cơ quan Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Là một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu quốc gia, VNPT luôn chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và từng bước hình thành nên hệ sinh thái VNPT AI toàn diện. Đến nay, hệ sinh thái VNPT AI đã cung cấp được 7 sản phẩm chính: vnSocial, VNPT Smart Vision, VNPT Smart Reader, VNPT Smart Bot, VNPT Smart Voice, vnFace, và VNPT eKYC. Trong đó, công nghệ sinh trắc học khuôn mặt VNPT FaceID lọt vào Top 10 thế giới hạng mục nhận diện khuôn mặt, tìm kiếm 1 khuôn mặt trong 1 triệu khuôn mặt trong thời gian chưa tới 1 giây. Công nghệ cũng được iBeta chứng nhận ISO 30107-3 về khả năng chống giả mạo khuôn mặt ISO.
Đây là những sản phẩm làm lên thương hiệu VNPT và góp phần không nhỏ vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia trong thời gian gần đây.