Thời sự
WB: Kinh tế Việt Nam đã phục hồi trở lại
Nguyên Đức - 03/12/2014 20:40
() Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, đã có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy, kinh tế Việt Nam đã phục hồi trở lại. Nhận định này được đưa ra trong Báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, công bố sáng 3/12/2014.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
WB kỳ vọng Việt Nam đẩy mạnh cải cách
WB cho Việt Nam vay 500 triệu USD cải thiện năng lượng
Kinh tế thế giới đi xuống, Việt Nam vì sao đi lên?
WB xếp Việt Nam ở vị trí 78 về môi trường kinh doanh
   
  WB cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam  

Nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam đã khẳng định rằng, đã có một số dấu hiệu ban đầu cho thấy kinh tế Việt Nam đã phục hồi trở lại.

“Mức tăng trưởng GDP QIII/2014 đã đạt mức đáng mừng 6,2%, góp phần nâng mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm lên 5,6%”, bà Kwakwa nói.

Theo báo cáo của WB, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo sẽ cải thiện từ mức 5,4% năm 2013 lên 5,6% năm 2014. Chỉ số lạm phát cơ bản hay các tỷ lệ lạm phát khác đều cơ bản ổn định trong năm 2014 ở mức 4,5%. Còn năm 2015, tăng trưởng vẫn giữ được mức 5,6% và lạm phát kiềm chế khoảng 5%.

Điểm lại tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, báo cáo của WB cho rằng, ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp tạo đà tăng trưởng, giúp cải thiện mức độ xếp hạng rủi ro quốc gia, tạo điều kiện phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế và huy động được 1 tỉ USD với điều kiện tương đối hợp lý.

Tuy nhiên, WB cũng cho rằng, tuy mức độ rủi ro nợ của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp nhưng nợ công gia tăng đang gây nhiều quan ngại.

“Tín dụng đã tăng dần nhưng vẫn dưới mức kỳ vọng, hạn chế nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc thúc đẩy tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, bà Kwakwa nhận định

Một điểm quan trọng trong báo cáo của WB, đó là ngân hàng này nhận định, kết quả hoạt động của khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) và tư nhân trong nước là khá tương phản. Trong khi FDI tiếp tục là nguồn tăng trưởng quan trọng, thì hoạt động của doanh nghiệp trong nước còn khó khăn, với số doanh nghiệp đóng cửa hoặc ngừng hoạt động vẫn gia tăng.

Bên cạnh đó, theo WB, tuy có tích cực hơn nhưng cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm hơn so với mục tiêu đề ra. “Chính phủ đã đưa ra quan điểm rõ ràng về cải cách doanh nghiệp nhà nước nhưng vấn đề quan trọng là thực hiện một cách nhất quán và quyết liệt”, WB bày tỏ quan điểm và dự báo, quá trình ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ tiếp tục được củng cố.

Tuy nhiên, Chính phủ cần tái khẳng định quyết tâm tiếp tục củng cố tài khoá và giảm dần nợ công. Vấn đề quan trọng ở đây là tăng nguồn thu, tăng cường kiểm soát chi thường xuyên, và nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Đồng thời, theo bà Kwakwa, ưu tiên hiện nay là Việt Nam phải đẩy nhanh tốc độ cải cách, nhằm có được tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tương lai.

Liên quan đến khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, hôm 2/12, khi phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhấn mạnh, năm 2014, nền kinh tế Việt Nam sẽ về đích với tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 5,9%, cao hơn mục tiêu đề ra là 5,8%. Trong khi đó, lạm phát sẽ ở mức dưới 3%.

Cũng theo Thủ tướng, với kết quả này, Việt Nam tự tin đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2015 là 6,2% và con số này là khả thi.

Cùng với đó, trong năm tới, để ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam sẽ chủ động điều hành để lạm phát ở mức 5%, bội chi ngân sách giảm xuống 5% và đưa nợ xấu xuống còn 3%.

WB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dưới tiềm năng

Báo cáo mới của World Bank nhận định kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở mức khiêm tốn, một phần do sự yếu kém của khu vực nội địa.

IMF: Kinh tế thế giới tăng trưởng đáng thất vọng

() Phát biểu tại một sự kiện trước thềm hội nghị thường niên IMF - WB diễn ra hôm qua (2/10), bà Christine Lagarde - Tổng Giám đốc IMF bày tỏ thất vọng trước triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay.

Tin liên quan
Tin khác