HĐQT xếp dỡ Hải An vừa ra Quyết nghị phê duyệt báo cáo dự án đầu tư đóng tàu container mới. Loại tàu được đóng mới là Sdari Bangkok MaxIV, khả năng xếp container với trọng tài bình quân 14MT/TEU là 1.360 TEU.
Theo kế hoạch, Xếp dỡ Hải An sẽ tìm kiếm và đầu tư, mua 2 tàu cũ loại 1.000- 1.500 TEU để sử dụng cho các tuyến ngắn Hải Phòng/ Hong Kong- Nam Trung Quốc và miền Trung/Cái Mép- HCM.
Bên cạnh đó, HĐQT Xếp dỡ Hải An cũng thông qua nghị quyết bán toàn bộ gần 1,39 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 2,85% vốn điều lệ nhằm bổ sung vốn lưu động. Cổ phiếu HAH hiện đứng ở mức giá 65.400 đồng/cp chốt phiên 23/9. Nếu chào bán thành công toàn bộ số cổ phiếu quỹ này, ước tính HAH sẽ thu về 91 tỷ đồng.
Ngoài bán cổ phiếu quỹ, HĐQT HAH cũng thống nhất trình ĐHĐCĐ bằng hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua phương án phát hành cổ phiếu ESOP năm 2021.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAH đã tăng gấp 4 lần kể từ đầu năm trước triển vọng sáng sủa của ngành vận tải biển, đạt đỉnh 72.300 đồng/CP vào ngày 13/9.
Tuy vậy, từ giữa tháng 9/2021 đến nay, cổ phiếu HAH bắt đầu chịu áp lực điều chỉnh sau khi các công ty và các cá nhân liên quan đến lãnh đạo công ty liên tục thoái vốn.
Cụ thể, ngày 15/9, CTCP Đầu tư Sao Á D.C đã hoàn tất bán 570.400 cổ phiếu HAH, giảm tỷ lệ sở hữu từ 8,01% xuống 6,81% vốn điều lệ. Vợ ông Trần Quang Tiến, Chủ tịch HĐQT cũng đăng ký bán 500.000 cổ phiếu trong tổng 1,5 triệu cổ phiếu nắm giữ.
Đầu tháng 9/2021, Cánh Đồng Xanh – công ty liên quan đến Chủ tịch HĐQT của Xếp dỡ Hải An – cũng đã bán hơn nửa triệu cổ phiếu HAH, giảm tỷ lệ sở hữu tại Xếp dỡ Hải An chỉ còn 2.05%. Trước đó, vào ngày 06/08, CTCP Đại lý Cánh đồng Xanh – công ty con khác của Chủ tịch HĐQT HAH cũng đã bán toàn bộ 403,200 cổ phiếu HAH (0.83%) đang nắm giữ.
Cước vận tải biển tăng mạnh từ đầu năm giúp các công ty vận tải biển làm ăn phát đạt, cổ phiếu cảng biển nhờ đó cũng dậy sóng.
Báo cáo kết quả tài chính cho thấy, nửa đầu năm nay, HAH ghi nhận doanh thu thuần tăng 49% so với cùng kỳ, đạt 808 tỷ đồng và lãi ròng tăng gấp đôi, ghi nhận hơn 149 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Xếp dỡ Hải An chỉ thực hiện được 49% chỉ tiêu doanh thu nhưng đã vượt 16% mục tiêu lợi nhuận sau thuế của cả năm.
Theo giải trình từ phía công ty, trong tháng 4/2021, HAH đã đầu tư thêm 2 tàu là Haina East và Haian West nhằm nâng cao năng lực vận tải. Sản lượng của đội tàu tăng, cùng với đó là giá cước vận tải biển tăng dẫn tới lợi nhuận từ đội tàu kỳ này tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, sản lượng hoạt động khai thác cảng và depot cũng tăng do đội tàu đem lại và giá cho thuê tàu tăng.
Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), lợi nhuận cả năm của Xếp dỡ Hải An (HAH) có thể tăng 214% , gấp ba lần so với năm ngoái, đạt khoảng 435 tỷ đồng nhờ nhờ giá cước quốc tế tăng, khối lượng vận chuyển tăng (do đầu tư thêm tàu mới), tỷ suất lợi nhuận được cải thiện).
Các chuyên gia phân tích VDSC kỳ vọng khối lượng vận chuyển bằng đội tàu của HAH sẽ tăng 72% cho năm 2021 và tăng 13% năm 2022 nhờ vào ba yếu tố.
Thứ nhất, khối lượng vận chuyển quốc tế dự kiến tăng thông qua sự hợp tác với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển (NVOCC) và các nhà khai thác tuyến chính (MLO) để có nguồn hàng đảm bảo.
Bên cạnh đó, năng lực của HAH sẽ được hỗ trợ thêm từ tàu HAIAN EAST - một trong hai tàu mới mua sẽ được triển khai vào thị trường vận tải container nội địa vào quý IV.
Thứ ba, năng suất của ngành vận tải biển đang được dự đoán phục hồi khi các dự báo tăng trưởng kinh tế cao của nhiều nền kinh tế phát triển dự kiến sẽ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Việc sở hữu đội tàu container có tải trọng lớn nhất (chiếm 22% trong tổng số 36 tàu container của Việt Nam, công suất gần 11.000 Teus), cùng với tuyến vận tải nội địa rộng khắp và mô hình kinh doanh tích hợp cảng và kho bãi sẽ giúp HAH duy trì sản lượng vận tải cao, từ đó đảm bảo lợi nhuận. Từ nền tăng trưởng cao, năm 2022, đà tăng lợi nhuận của HAH có thể chậm lại ở mức 22