Năm 2018 ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam đặt mục tiêu đạt 9 tỷ USD. |
Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,23 tỷ USD, tăng 16,1%. Giá trị xuất siêu của lâm sản trong 10 tháng ước đạt 5,72 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU, chiếm khoảng 87 % kim ngạch xuất khẩu. Từ đầu năm đến nay, giá trị xuất khẩu tại các thị trường chính này đều có tăng trưởng tốt so với cùng kỳ 2017.
Về nhập khẩu, trong 10 tháng, giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ ước đạt 1,88 tỷ USD, tăng 5,23 % so với cùng kỳ năm 2017. Những thị trường chủ yếu trong 9 tháng đầu năm gồm: Trung Quốc, Mỹ, Campuchia; Thái Lan; Malaysia, Chile, Đức, New Zealand, Brazil... chiếm 60% giá trị kim ngạch nhập khẩu.
Ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam đặt mục tiêu đạt 9 tỷ USD trong năm 2018, trở thành 1 trong 7 ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, và đến năm 2025, con số này kỳ vọng đạt 25 tỷ USD.
Theo các chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang là lợi thế cho xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Việc Mỹ đánh thuế cao với các mặt hàng gỗ của Trung Quốc (10%-25%) có thể có lợi cho các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.
Hiện gần 50% trị giá đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ được nhập khẩu từ Trung Quốc. Với mức thuế mới sẽ khiến các nhà nhập khẩu của Mỹ hạn chế nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Trung Quốc.
Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết: Để thúc đẩy xuất khẩu gỗ và lâm sản, thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nguồn nguyên liệu đến công nghệ, thị trường. Về mặt thị trường, phương thức là giữ ổn định các thị trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới.