Thời sự
12.000 người vẫn mua được vé tàu Tết sau khi... hết vé
Tú Ân - 30/12/2014 09:18
() Chiều ngày 29/12, tại tọa đàm “Đưa ứng dụng CNTT – viễn thông vào đời sống”, ông Phạm Minh Tuấn, Tổng Giám đốc FPT IS, đơn vị cung cấp dịch vụ bán vé điện tử cho Đường sắt Việt Nam cho biết, vẫn có hơn 12.000 người mua được vé trong hàng đợi từ khách hàng hủy đặt chỗ, không thanh toán.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Vẫn còn hơn 15.000 vé tàu Tết
Hàng trăm người mua vé tàu thành công trên mạng bị “mất vé”
Bất chấp sự cố, 60.000 vé tàu Tết được bán qua hệ thống điện tử
Bán vé tàu Tết qua mạng: Đạt 4 tỷ đồng chỉ sau 7 tiếng
Người dân ngỡ ngàng ngày đầu mua vé tàu qua mạng
Cách mua vé tàu Tết qua mạng chỉ 4 phút
Giá vé tàu Tết Ất Mùi, kế hoạch bán vé tàu Tết
Ngành đường sắt lên tiếng về mua vé tàu Tết Ất Mùi
Những tấm vé điện tử đầu tiên.

Theo ông Phạm Minh Tuấn, Dự án bán vé tàu điện tử này bắt đầu nhen nhúm từ tháng 12/2013, dự kiến có 1 năm chuẩn bị đưa vào hoạt động để đáp ứng mùa vé tàu Tết 2014. Nhưng các quá trình thủ tục, đấu thầu lựa chọn đã mất tới… mất 9 tháng. Thời gian thực sự làm dự án, triển khai hệ thống chỉ còn lại 3 tháng.

Tuy nhiên, nhóm làm dự án đã nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ.  Ngày 21/11, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khai trương hệ thống bán vé điện tử tàu Thống Nhất phục vụ Tết Ất Mùi 2015. Bắt đầu ngày 1/12, các website dsvn.vn,  vietnamrailway.vn,  vetau.com.vn  mới bắt đầu bán vé tàu Tết, song song với kênh bán vé tại ga và qua điện thoại.

Đến nay, sau gần 1 tháng Hệ thống bán vé tàu điện tử vận hành đã có hơn 250.000 vé tàu Tết đến tay người dân.

Cũng phải nói thêm rằng, việc bán vé tàu điện tử không phải lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam. Công ty Vận tải Hành khách Sài Gòn cũng có vetau.com, nhưng cứ mở ra bán là nghẽn mạng vì lượng truy cập quá lớn.

Trước khi hệ thống bán vé tàu điện tử của FPT khởi động, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm rằng "không công bố ngày bán vé chính thức, cứ lẳng lặng mà làm". Nhưng với kinh nghiệm của FPT, cao điểm chỉ 120.000 vé giao dịch, hoặc hơn 1 triệu người truy cập cùng lúc, hệ thống có thể đáp ứng được. Đây không phải là mức truy cập quá lớn mà các dự án FPT đã làm cho ngành giao thông nên FPT IS khá tự tin. Thực ra, về mặt công nghệ, hệ thống này không có gì quá đặc biệt so với bán vé máy bay qua mạng.

Một tính năng khá nổi bật của Hệ thống, theo ông Tuấn, là tính năng hàng đợi. Nếu khách hàng muốn mua hết vé thì họ có thể đăng ký trong hàng đợi, nếu có người không thanh toán thì sẽ chuyển lại vé cho người đặt chỗ đợi. Đến nay đã có 12.000 người nhận được vé trong hàng đợi.

Theo ông Tuấn, tới đây dự án sẽ triển khai tiếp giai đoạn 2 là bán vé qua di động hoặc bán vé tự động tại ga.

"Về mặt công nghệ thì chỉ mất khoảng 4 tháng để xây dựng Hệ thống bán vé điện tử. Nhưng hiện tại vé tàu là hóa đơn tài chính để cá nhân, đơn vị thanh toán. Vì vậy, cần phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính", ông Tuấn cho biết.

Giai đoạn 2 này khách hàngcó thể mua vé bằng 3 cách thanh toán: Trả trực tuyến (thẻ ATM, thẻ tín dụng); Nộp tiền tại chi nhánh của Ngân hàng Quốc tế tại VN; Thanh toán tiền tại các bưu cục (hơn 3.000 bưu cục trên toàn quốc, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, người dân có thể ra bưu cục để mua vé online, yên tâm có vé đi lại vào ngày Tết).

Tin liên quan
Tin khác