CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Nhu cầu giấy đang gia tăng trong khi nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ. Trong khi đó, Nhà máy Giao Long giai đoạn 2, tăng công suất của Công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (mã DHC) gấp 3 lần, sẽ tăng tính cạnh tranh của công ty nhờ vào lợi thế trọng hơn, nâng tầm vị thế của Dohaco.

Tuy nhiên, bất lợi của viecj đầu tư DHC là sự biến động của giá giấy OCC sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới biên lợi nhuận.

Bên cạnh đó, gia tăng cạnh tranh từ các nhà sản xuất Kraft trong nưước và nhập khẩu.

Ngoài ra, trong khi kết quả kinh doanh 2017 có thể gây thất vọng, đòn bẩy tài chính cao hơn do đầu tư nhà máy Giao Long giai đoạn 2 làm tăng rủi ro tài chính.

Chúng tôi định giá mỗi cổ phiếu DHC ở mức 45.000 đồng vào cuối năm 2017 dựa trên phương pháp so sánh và DCF. Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu DHC.

2. Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu SHP

CTCK Vietcombank (VCBS)

Xét tới triển vọng dài hạn của CTCP Thủy điện miền Nam (mã SHP), chúng tôi tin rằng ảnh hưởng từ chu kỳ ENSO sẽ tiếp tục tạo nên biến động về điều kiện thủy văn trong các năm tới và từ đó dẫn tới biến động về sản lượng diện. Do chu kỳ này có hoạt động khó dự doán trước, việc theo dõi chu kỳ ENSO phải được thực hiện định kỳ khi đánh giá triển vọng về sản lượng của SHP (cũng như của các công ty thủy điện khác)

Tuy vậy, chu kỳ ENSO có xu hướng giữ thế cân bằng về ảnh hưởng thời tiết (VD: một đợt El Nino mạnh khả năng cao sẽ dẫn tới một đợt La Nina mạnh theo sau - một năm hạn hán sẽ được bù lại bởi một năm mưa nhiều hơn bình thường). Do đó, từ góc nhìn đầu tư dài hạn, rủi ro thời tiết không phải là rủi ro lớn lên sản lượng điện của SHP và chúng tôi không quá bi quan về sản lượng điện thấp trong 9 tháng năm 2016 của SHP.

Về giá bán điện, do có hợp đồng bán điện với EVN, SHP có hoạt động nhìn chung ổn định dù kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2016 là khá thất vọng. Tuy nhiên, việc mức giá hợp đồng của SHP tương đối cố định và thấp hơn nhiều so với giá điện trên thị trường cạnh tranh khiến cho tiềm năng tăng trưởng doanh thu của Công ty bị hạn chế. Thêm vào đó, công ty hiện chưa có kế hoạch đầu tư vào dự án mới nào. Vì vậy, triển vọng của SHP ở mức ổn định trong thời gian tới.

Sử dụng phương pháp định giá tương đối, với EV/EBITDA trung bình ngành là 8,6 lần, giá trị cp SHP ở mức 21.700 đồng/CP. Với mức P/E trung bình của các công ty có tỷ lệ nợ tương đương (VSH, CHP, SBA, S4A, HJS) là 17,3 lần, giá cp ở mức 17.350 đồng/CP.

Chúng tôi cho rằng SHP là một lựa chọn đầu tư ít rủi ro nhưng cũng sẽ không đem lại nhiều kỳ vọng tăng giá cho nhà đầu tư. Chúng tôi vẫn nhận định hai yếu tồ tiềm năng có thể ảnh hưởng tích cực tới giá trị cổ phiếu SHP: (1) Tỷ lệ sản lượng điện bán trên thị trường cạnh tranh của SHP có thể tăng trong tương lai nếu hợp đồng của SHP với EVN hoặc cơ chế trên thị trường điện cạnh tranh thay đổi. (2) Do Đa M’bri đi vào hoạt động trong giai đoạn El Nino, tiềm năng của nhà máy Đa M’bri vẫn chưa rõ ràng và có thể tạo bất ngờ.

Hiện tại, chúng tôi đưa ra giá hợp lý cho cổ phiếu SHP là 19.500 đồng/CP và khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu SHP.

3. Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu PHR

CTCK MB (MBS)

Giá cao su hồi phục là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp cao su trong nước.

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa (mã PHR) là doanh nghiệp có năng lực sản xuất và tiêu thụ lớn nhất trong ngành cao su. Diện tích vườn cây cao su tại Campuchia bắt đầu đi vào khai thác sẽ giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho PHR. Cơ cấu sản phẩm cao cấp với giá thành vượt trội so với các sản phẩm còn lại.

Các điểm lợi thế khác khi đầu tư vào PHR là cơ cấu tài chính lành mạnh, duy trì tỷ lệ cổ tức tiền mặt cao; triển vọng kinh doanh khả quan trong năm 2016.

Vì vậy, PHR là cơ hội đầu tư chúng tôi đã khuyến nghị từ vùng giá 21.000-22.000 đồng/CP và qua báo cáo này chúng tôi khuyến nghị tiếp tục nắm giữ đối với cổ phiếu PHR với mức định giá trên cơ sở thận trọng 29.000 đồng/CP, với tiềm năng tăng giá khoảng 12,4% so với 25.800 đồng/CP ngày 11/11/2016.