TIN LIÊN QUAN | |
Hai sở giao dịch “thổi nhiệt” cho thị trường | |
Điểm danh Top 10 cổ phiếu giảm sâu, tăng mạnh nhất 2014 | |
PVX thoát án hủy niêm yết |
1. IMP: Khuyến nghị tích cực
CTCK Bảo Việt (BVSC)
CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP - sàn HOSE) cho biết, doanh thu thuần cả năm ước đạt 875 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế, trước trích quỹ Phát Triển Khoa Học Công Nghệ ước đạt 12,8 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ, vượt nhẹ 2,3% so với kế hoạch năm 2014. Lợi nhuận sau thuế đạt 83 tỷ đồng, tăng mạnh 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Có 2 nguyên nhân chính giúp IMP cải thiện KQKD trong năm 2014 đó là: i.) biên lợi nhuận gộp tăng nhờ tỷ trọng doanh thu OTC tăng. i.) năm 2013 thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 36,4% lợi nhuận trước thuế trong khi tỷ lệ này năm 2014 ước khoảng 24,8%. Đây là nguyên nhân chính giúp lợi nhuận sau thuế IMP tăng mạnh so với cùng kỳ.
Trong năm 2014 thuế thu nhập doanh nghiệp giảm còn 2% (so với tỷ lệ 25% năm 2013) đồng thời chi phí quảng cáo tiếp thị tăng từ 10% lên 15% trên tổng chi phí hợp lý nên phần thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thêm do phần chi phí cao hơn chi phí hợp lý là không đáng kể. Dự báo kết quả kinh doanh 2015: Lợi nhuận tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Doanh thu thuần ước đạt 1.035 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ. Doanh thu tăng chủ yếu đến từ:
- Dự báo doanh thu từ OTC tiếp tục tăng trưởng khoảng 20% trong năm 2015. IMP sẽ tiếp tục phát riển kênh OTC, đặc biệt là phân phối sản phẩm qua đơn vị sở hữu chuỗi nhà thuốc. Đơn vị này sắp tới sẽ trở thành đối tác chiến lược thông qua sở hữu 10% tỷ lệ cổ phần của IMP. Về đối tác chiến lược này, cũng như giá trị cộng hưởng sau khi trở thành đối tác chiến lược, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn sau khi IMP chính thức công bố.
- Khai thác hiệu quả 2 nhà máy thuốc tiêm. Dự kiến doanh thu ETC có thể tăng trưởng khoảng 1%. Hiện tại IMP đang rất khó khăn trong việc khai thác 2 nhà máy thuốc tiêm. Nguyên nhân do đặc thù của thuốc tiêm hầu hết được sử dụng ở bệnh viện, trong khi IMP không có lợi thế về giá khi tham gia đấu thầu vào bệnh viện. Hiện định hướng của công ty là sẽ phát riển một số sản phẩm thuốc tiêm đi vào thị trường ngách để có thể cạnh tranh khi tham gia đấu thầu.
IMP cũng đang tiến hành đăng ký và dự kiến sẽ sản xuất sản phẩm thuốc tiêm mới trong năm 2015. Do đó, chúng tôi kỳ vọng IMP có thể cải thiện được hiệu quả của 2 nhà máy thuốc tiêm trong năm 2015 trước khi có bước đột phá về doanh thu lẫn lợi nhuận trong năm 2016 khi 2 nhà máy thuốc tiêm hoàn tất nâng cấp lên tiêu chuẩn PIC/S.
Lợi nhuận trước thuế, trước trích quỹ Khoa Học Công Nghệ dự báo đạt 146 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế dự báo đạt 102,8 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ. Triển vọng 2016: Năm ghi nhận thành quả cho quá trình dài đầu tư bài bản. Doanh thu, lợi nhuận sau thuế dự kiến tiếp tục tăng ấn tượng 30% và 37,4% so với 2015.
Nhà máy hoàn thành nâng cấp lên tiêu chuẩn PIC/S sẽ giúp doanh thu từ 2 nhà máy thuốc tiêm cải thiện mạnh do có thể dễ dàng cạnh tranh về giá với các đối thủ nước ngoài khi tham gia gói thầu PIC/S. Doanh thu từ 2 nhà máy thuốc tiêm dự báo sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2015.
Doanh thu từ hàng sản xuất nhượng quyền sẽ tăng mạnh. Đối tác chiến lược (chuỗi nhà thuốc) hiện đang phân phối độc quyền một số mặt hàng nước ngoài. IMP sẽ sản xuất nhượng quyền một số mặt hàng phù hợp từ các đối tác này trong năm 2016. Dự kiến doanh thu từ hoạt động này đóng góp khoảng 50 tỷ đồng trong năm 2016.
Doanh thu từ kênh OTC tiếp tục tăng trưởng do sự hợp tác tích cực hơn với nhà phân phối là đối tác chiến lược của IMP và IMP tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối của mình. Dự báo lợi nhuận sau thuế tăng ấn tượng 37,4% nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh.
Khuyến nghị
Chúng tôi cho rằng triển vọng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của IMP thực sự hấp dẫn trong thời gian tới. Lợi nhuận sau thuế dự báo tăng trưởng lần lượt 24% và 37,4% trong năm 2015 và 2016 là thực sự ấn tượng đối với một doanh nghiệp dược. Trong ngắn hạn, thông tin về đối tác chiến lược cũng như rom cho nhà đầu tư nước ngoài còn trống sau khi phát hành thêm cho đối tác chiến lược trong nước cũng là yếu tố giúp giá cổ phiếu IMP tăng.
Với triển vọng tăng trưởng tích cực như đã đề cập bên trên, chúng tôi khuyến nghị Outperform đối với cổ phiếu IMP. Giá mục tiêu theo phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền 49.000 đồng/CP, cao hơn 17,2% so với giá đóng cửa ngày 31/12/2014.
IMP: Duy trì khuyến nghị nắm giữ
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
CTCP Dược phẩm Imexpharm vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua đối tác chiến lược cho đợt phát hành riêng lẻ hơn 2,63 triệu cổ phiếu, tương đương với 10% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Theo đó, CTCP Dược phẩm Pha No là đơn vị duy nhất được lựa chọn. Như kế hoạch ban đầu, giá phát hành dự kiến không thấp hơn 30.000 đồng/CP. Mức giá cụ thể sẽ do Tổng giám đốc xem xét quyết định dựa trên giá thị trường bình quân 10 phiên liên tiếp trước ngày phát hành và tỷ lệ chiết khấu không quá 20%.
Lưu ý, nếu đợt phát hành này thành công, vốn điều lệ của IMP sẽ tăng từ 263 ở hiện tại lên 289,4 tỷ đồng. Tỷ lệ pha loãng tính chung sau các đợt phát hành khoảng 6,6%. Theo đó, room nước ngoài sẽ tăng thêm khoảng 1,9 triệu cổ phiếu (hiện cổ phiếu IMP hầu như đã kín room nước ngoài).
Qua tìm hiểu ban đầu của chúng tôi, CTCP Dược phẩm Pha No đang sở hữu một hệ thống khoảng 40 nhà thuốc đạt chuẩn GPP mang thương hiệu Phano Pharmacy. Thị trường chính của Phano Pharmacy là TP.HCM, nơi có các chuỗi nhà thuốc khá lớn và nổi tiếng như Mỹ Châu, Eco Pharmacy,... Chưa có các thông tin về thị phần trong phân khúc này, tuy nhiên với gần 40 nhà thuốc tại TP.HCM thì mạng lưới hoạt động của Phano có phần vượt trội hơn so với con số khoảng 10 nhà thuốc của Mỹ Châu và Eco Pharmacy. Ngoài ra, gần đây Phano cũng đang mở rộng sang các tỉnh thành khác như Bình Dương, Đà Nẵng, Cần Thơ,...
Như vậy, giống như kỳ vọng của chúng tôi, với mục tiêu đẩy mạnh kênh thương mại (OTC) thì đối tác chiến lược mà IMP lựa chọn là một đơn vị chuyên về phân phối dược phẩm có sở hữu hệ thống phân phối riêng. Nhờ sự phù của đối tác này với chiến lược kinh doanh của IMP nên chúng tôi thiêng về hướng đánh giá tích cực đối với thông tin này.
Nhắc lại, việc đấu thầu thuốc vào bệnh viện hiện vẫn đang là khó khăn đối với IMP nói riêng, và các công ty dược phẩm khác có chú trọng vào chất lượng sản phẩm nói chung từ năm 2013. Nguyên nhân là do thuốc trúng thầu hiện nay gần như được lựa chọn theo tiêu chí ”giá thấp”- điểm bất lợi cho các sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Nhờ thay đổi chiến lược, thị trường OTC phát triển khá tốt đã phần nào bù đắp được sự sút giảm doanh thu từ hệ điều trị. Doanh thu từ kênh OTC hiện tăng trưởng hơn 35% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp gần 80% tổng doanh thu cho IMP.
Kết thúc 11 tháng năm 2014, IMP đạt 764,1 tỷ đồng doanh thu thuần (+1,6% so với cùng kỳ năm ngoái) và 107,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+13,4% so với cùng kỳ năm ngoái), hoàn thành được 76,4% và 89,3% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế 2014. Chúng tôi vẫn cho rằng kế hoạch 1.000 tỷ đồng doanh thu cho 2014 là một thử thách đối với IMP. Do vậy, chúng tôi duy trì dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế 2014 của IMP lần lượt là 951 tỷ đồng (thấp hơn 5% so với kế hoạch của công ty) và 119 tỷ đồng (so với 120 tỷ như kế hoạch).
Cổ phiếu IMP đang giao dịch ở mức PE 2014 và PB khoảng 13 lần và 1,4 lần, so với mức 12 lần và 2 lần bình quân ngành. Duy trì khuyến nghị Nắm giữ.
2. PGD: Lợi nhuận sau thuế năm nay dự phóng 180 tỷ đồng
CTCK MB (MBS)
Triển vọng kết quả kinh doanh của PGD trong năm 2014 vẫn tiếp tục duy trì ổn định và nhiều khả năng sẽ giảm nhẹ trong năm 2015. Lũy kế 9 tháng 2014, doanh thu của Công ty đạt mức 5.078 tỷ đồng; lợi nhuận ròng đạt mức 151,8 tỷ đồng, giảm 25,14%.
Trong quý III/2014,sản lượng tiêu thụ khí thấp áp Quý III/2014 đạt mức 6,6 triệu MMBT, tăng 1% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận của Công ty tăng nhẹ khi mức tăng của giá bán khí đầu ra và giá khí đầu vào mà GAS bán cho Công không có sự chênh lệch đáng kể.
Chúng tôi đánh giá, giá bán khí đầu vào mà GAS bán cho PGD nhiều khả năng sẽ được giữ ổn định trong quý IV/2014. Với việc giá khí thiên nhiên và giá dầu mỏ trên thị trường thế giới liên tục hạ trong thời gian qua, chúng tôi cho rằng giá bán khí đầu ra của PGD cũng sẽ không có sự thay đổi trong tương lai gần.
Trong năm 2015, giá bán khí đầu vào cho PGD sẽ tiếp tục được điều chỉnh theo lộ trình và mức tăng khoảng 2%. Chúng tôi đánh giá điều này sẽ làm giảm biên lợi nhuận của PGD do mức giá đầu ra khó có thể được điều chỉnh tăng do khí thấp áp đang phải cạnh tranh với các dạng năng lượng khác như than, và dầu FO.
Chúng tôi dự phóng lợi nhuận sau thuế của PGD trong năm 2015 khoảng 180 tỷ đồng, tương đương mức EPS là 3.000 đồng/CP.
3. PPC: Khuyến nghị mua vào
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
PPC có phiên tăng tốt đầu năm 2015. Phiên 5/1 giúp đường giá xác lập đỉnh liền sau cao hơn, qua đó góp phần củng cố xu hướng tăng ngắn hạn.
Trước đó PPC đã có phản ứng tích cực khi bật tăng gần vùng MA trung hạn, kết quả giúp xác nhận xu hướng trung hạn cũng là tăng.
Thanh khoản có sự gia tăng rõ rệt từ đầu tháng 12 đến nay và liên tục duy trì trên mức trung bình 50 ngày. Dòng tiền giao dịch PPC đang mở rộng.
Chỉ báo kỹ thuật tốt. MACD cắt lên trở lại đường tín hiệu, xóa bỏ nhìn nhận tiêu cực trước đó. Các chỉ báo còn lại vận động trong vùng tích cực.
Yếu tố cơ bản: EPS 2014 của PPC ước đạt 3.013 đồng/CP. PPC đang giao dịch với P/E dự phóng 8,6x, tương đối hấp dẫn so với mức chung của ngành và của thị trường.
Chiến lược đầu tư: Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào PPC ở mức giá hiệntại (27.1) hoặc chờ đợi pha điều chỉnh tiếp theo. Mục tiêu đầu tiên tại: 31.0, Dừng lỗ tại: 24.5.
10 sự kiện nổi bật trên thị trường tài chính năm 2014 Năm 2014 khép lại với nhiều thăng trầm của nền kinh tế và thị trường tài chính, xin điểm lại 10 sự kiện nổi bật trên thị trường theo sự bình chọn của các phóng viên, biên tập viên ĐTCK. |
Thanh Thúy (Tinnhanhchungkhoan.vn)