Ưu tiên lĩnh vực sản xuất
Các DN Nhật Bản bắt đầu khởi tạo kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam sau khi tham dự buổi “Gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tổ chức chiều 28/10.
Dẫn đầu đoàn lãnh đạo gần 50 DN Nhật Bản hoạt động trong nhiều lĩnh vực sang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam lần này, ông Kobayashi Yoichi, Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh doanh Nhật Bản - Mê Kông cho biết, cuộc gặp gỡ giữa DN hai nước mang tính kết nối thực chất, khi DN hoạt động trong từng nhóm ngành được ban tổ chức kiến tạo các không gian gặp gỡ, trao đổi thông tin trực diện, chi tiết, để tiến gần hơn đến các hoạt động triển khai các dự án đầu tư cụ thể. Một trong những mối quan tâm lớn nhất của các DN Nhật Bản là tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác Việt Nam trong các lĩnh vực sản xuất, chế tạo.
Đại diện Công ty Yasuda Seisakusho cho biết, với kinh nghiệm gần 60 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm máy móc, thiết bị phục vụ thi công các hạng mục về dây và cáp điện cho các dự án điện lực, viễn thông, đường sắt…, Công ty đang có nhu cầu triển khai các hoạt động hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Đến thời điểm này, tuy các sản phẩm của Yasuda Seisakusho chưa có mặt tại thị trường Việt Nam, nhưng Công ty hy vọng thông qua kết nối với các DN nội địa trong thời gian tới, việc đặt chân vào thị trường Việt Nam như mục tiêu đề ra của Công ty sẽ sớm thành hiện thực.
Sản xuất, chế tạo là lĩnh vực thu hút sự quan tâm nhiều nhất của các DN Nhật Bản - Ảnh: Lê Toàn
Sự quan tâm đến lĩnh vực sản xuất của các DN Nhật Bản còn được thể hiện thông qua những dịch vụ mà các DN này có nhu cầu hợp tác với DN Việt Nam. Theo đó, những ngành dịch vụ mà DN Nhật Bản hướng tới cũng nhằm phục vụ cho các ngành sản xuất.
“Là công ty cung cấp các giải pháp về logistics, Công ty rất muốn hợp tác với các DN Việt Nam trong triển khai dịch vụ này…”, bà Satoko Suzuki, Công ty NEC nói và cho biết thêm, NEC từng tham gia triển khai một số dự án về hạ tầng tại Việt Nam. Công ty đang có nhu cầu mở rộng phạm vi hoạt động tại thị trường này thông qua việc tìm kiếm cơ hội hợp tác với các DN trong nước, nhằm cung cấp dịch vụ logistics chất lượng cao cho các DN hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là các công ty hoạt động tại các khu công nghiệp…
Bước đi cụ thể
Theo ông Kobayashi Yoichi, không chỉ dừng lại ở thăm dò, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, các thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản còn đưa ra những lộ trình khá cụ thể về triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian tới.
Đại diện Viện Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ Tokyo Metropolitan, đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách sản phẩm của các nước, nhằm hỗ trợ DN Nhật Bản xuất khẩu tốt sản phẩm ra nước ngoài, cho biết, dự kiến tháng 4/2015, đơn vị sẽ mở chi nhánh hoạt động tại Thái Lan, nhằm hỗ trợ các DN Nhật Bản hoạt động tại khu vực ASEAN, trong đó Việt Nam được xác định là một trong những thị trường trọng điểm, triển khai chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ hiệu quả. Qua đó góp phần gia tăng sức cạnh tranh cho các DN Nhật Bản so với đối thủ khác.
Về phía các DN Việt Nam, lãnh đạo nhiều DN chia sẻ, các đối tác Nhật Bản không chỉ tìm kiếm cơ hội đầu tư một chiều vào Việt Nam, mà họ còn muốn chuyển giao công nghệ cho các đối tác Việt Nam, nhằm mang lại giá trị gia tăng cho cả hai phía. Tuy nhiên, để đạt đến bước hợp tác này, các DN Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự, chiến lược kinh doanh bài bản…
“Chưa bao giờ các hoạt động tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam lại được các DN Nhật Bản triển khai dày đặc như thời gian gần đây. Diễn biến này không chỉ xuất phát từ nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của các DN Nhật Bản ngày một tăng, mà còn từ những định hướng ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ của phía Việt Nam. Với đội ngũ DN có nhiều kinh nghiệm về phát triển công nghiệp phụ trợ, các DN Nhật Bản có nhiều lợi thế trong hỗ trợ Việt Nam tạo dựng thành công nền công nghiệp phụ trợ”, đại diện VCCI cho biết.
Nhật Bản coi Việt Nam là cứ điểm đầu tư quan trọng Xu hướng chuyển hướng đầu tư của Nhật Bản đã ngày càng trở nên rõ ràng hơn, khi thông tin vừa được Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, đầu tư từ quốc gia này vào Thái Lan và Trung Quốc trong năm qua đã giảm, trong khi tăng khá mạnh vào ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan). Cứ 3 doanh nghiệp Nhật Bản, thì một thua lỗ Mizuho Bank chơi ván bài triệu USD tại Việt Nam, ASEAN VSIP Bình Dương đón thêm 563 triệu USD vốn FDI |
Tân Văn (Tinnhanhchungkhoan.vn)