1. Lập kế hoạch không phù hợp
Một ý tưởng là đủ khởi nghiệp kinh doanh, nhưng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển thì cần có một kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Lập một kế hoạch kinh doanh tốt là bước quan trọng nhất để tạo nền tảng cho phát triển trong tương lai. Một chiến lược đơn giản phải vạch ra được các nội dung như tài chính, marketing, hoạt động kinh doanh chủ chốt, mục tiêu, cách thức hoạt động…
2. Nỗ lực nửa vời
Việc xây dựng doanh nghiệp đòi hỏi phải có cả khát vọng lẫn sự kiên trì và cần xác định rõ, việc này ảnh hưởng đến các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn.
Do vậy, phải sẵn sàng hy sinh, dành thời gian cần thiết cho doanh nghiệp và đối mặt với nhiều thách thức để hướng tới thành công. Nếu nhận thức rõ và chấp điều này ngay từ đầu thì bạn có nhiều cơ hội thành công hơn. Ngoài ra, bất kể bạn bỏ ra bao nhiêu thời gian và năng lượng vào kinh doanh, nếu không thực sự quan tâm đến những vấn đề đang giải quyết và những người bạn đang giúp, thì bạn cũng sẽ khó có thể vươn xa.
3. Chờ hoàn thiện
Việc chờ hoàn thiện là một rào cản lớn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhiều start-up chết yểu vì sự cầu toàn này.
Trên thực tế, có nhiều cái bạn không thể hoàn thiện trước khi bạn đối mặt với những vấn đề mà khách hàng mang lại.
4. Định giá tồi
Việc định giá sản phẩm/dịch vụ hoặc quá cao, hoặc quá thấp là một sai lầm phổ biến của doanh nghiệp khởi nghiệp. Để có thể định giá đúng, điều quan trọng là phải hiểu tác động của các yếu tố như thuế, biến động lao động, các chi phí khác.
Nhiều khi, việc thiếu tự tin cũng là nguyên nhân để chủ start-up định giá thấp. Giá quá thấp làm mất giá trị của doanh nghiệp và để khắc phục việc này phải mất rất nhiều thời gian và chi phí.
5. Sợ thất bại
Thất bại đối lập với thành công, song trên thực tế, thất bại có thể là yếu tố then chốt đưa tới thành công. Thất bại chỉ là vấn đề khi bạn không chịu tìm hiểu vì sao như lại thất bại để rút kinh nghiệm. Nó chỉ đơn giản là một vấn đề, là va vấp trên đường đi tới tương lai. Do vậy, không nản với thất bại, mà nhìn nhận nó theo hướng xây dựng.
Trên thực tế, hầu hết những doanh nhân thành công nhất, như Richard Branson, Larry Page, Arianna Huffington, Steve Jobs đều trải qua rất nhiều thất bại trên con đường đi tới thành công. Họ không sợ thất bại và họ biết học hỏi từ chính những sai lầm của mình.
6. Vốn không phải là tất cả
Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường dành ưu tiên cao độ cho việc gọi vốn, trong khi xem nhẹ vấn đề nghiên cứu thị trường sản phẩm phù hợp. Họ nghĩ đơn giản rằng, huy động được vốn có nghĩa là họ sẽ kinh doanh thành công. Song thực tế, tiền không phải là tất cả. Nếu đầu tư không đúng hướng, nguồn vốn này sẽ cụt dần và doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.
7. Xem nhẹ marketing
Marketing có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức, như truyền miệng, quảng cáo qua các kênh truyền thống, hay quảng cáo trên mạng xã hội hoặc qua việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Internet. Sai lầm lớn nhất của không ít doanh nghiệp khởi nghiệp là không cần làm marketing. Bạn không nên rót toàn bộ vốn cho việc phát triển, mà cần dành một khoản đáng kể cho marketing.
8. Làm một mình
Một ngày chỉ có 24 giờ, nên bạn không thể làm hết mọi thứ. Tuyển dụng, quản lý, pháp lý, tài chính… đều có thể trở thành vấn đề nổi cộm đối với chủ doanh nghiệp. Hãy tìm kiếm những người có chuyên môn phù hợp để thực hiện các công việc đó.
Một điều cũng rất quan trọng là phải tìm đúng người, vừa có chuyên môn, vừa tâm huyết và có quan điểm tương đồng để có thể xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh.