Trong đó, ngoài lĩnh vực thanh toán/ví điện tử, các dịch vụ so sánh tài chính và đầu tư bán lẻ cũng là những mảng phổ biến trong danh sách top 75 các công ty khởi nghiệp fintech ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, hơn 20% công ty trong danh sách này được định giá trong khoảng từ 3 triệu -18 triệu USD, thậm chí có đến 11% công ty được định giá tới hơn 20 triệu USD. Ngoài ra, trong danh sách cũng có hơn 50% công ty đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia của họ và gần 30% trong số đó có các hoạt động ngoài khu vực Đông Nam Á.
Quỹ đầu tư Golden Gate Ventures, 500 startups và East Ventures cũng đã đầu tư rất tích cực cho ngành fintech tại khu vực Đông Nam Á. Gần đây, công ty con về tài chính của Alibaba – Ant Financial cũng đã đầu tư đáng kể cho Ascend Money (Thái Lan).
Báo cáo của TechSauce đưa ra khó khăn của các công ty fintech ở Đông Nam Á, đó là việc nhiều startup có những vướng mắc về pháp lý hoặc thủ tục với các nhà quản lý hoặc các ngân hàng. Vì vậy việc mở rộng quy mô và mở rộng lãnh thổ hoạt động vượt ra bên ngoài đất nước của họ có thể diễn ra không được nhanh như kỳ vọng, nhất là khi so với các startup trong các ngành lĩnh vực khác.
Báo cáo thường niên về “fintech Startups của Đông Nam Á” cung cấp thông tin về sự tăng trưởng của các Starups từ 7 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, bởi vì Đông Nam Á là một thị trường mới nổi của các Startup công nghệ, đặc biệt là Fintech. Trong đó, Singapore là quốc gia có nhiều công ty khởi nghiệp về fintech nhất với 31 công ty, sau đó là đền Thái Lan (14 startup), Indonesia (9 startup) và Việt Nam (8 startup).
Tuy nhiên, những công ty được đề cập trong báo cáo cũng chỉ là một phần của những thay đổi trong công nghệ và dịch vụ tài chính, nơi mà sự sáng tạo là chìa khóa để tạo ra sức hút, để thu hút tăng vốn và đặt nhu cầu của người tiêu dùng là trọng yếu của kinh doanh.
Theo báo báo Hệ sinh thái fintech Việt Nam năm 2016, fintech tại Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn trứng nước với khoảng 30 đại diện đi đầu, phần lớn trong đó tập trung vào mảng thanh toán. Hiện có hai phần ba startup fintech Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến như 1Pay, 123Pay, Payoo, VinaPay, OnePay, MoMo,... hoặc giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/MOS như iBox, Moca,... Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, với tỉ lệ người sở hữu tài khoản ngân hàng ở Việt Nam mới ở mức 20% và số người có thẻ tín dụng chỉ là 3%, Việt Nam đang là một thị trường rất hấp dẫn cho các công ty dịch vụ tài chính mới, nhất là khi dân số trong nước ở mức trẻ cùng nhu cầu kết nối cao.