Dây chuyền sản xuất tại nhà máy |
Xu hướng “không sản phẩm nhựa dùng một lần”
Nghị viện châu Âu hôm 24/10 đã thông qua dự luật cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, tăm bông, dao nĩa, đồ đựng thực phẩm. Nếu được Ủy ban châu Âu phê chuẩn và tiếp tục được thông qua tại từng quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), dự luật sẽ chính thức trở thành luật vào năm 2021.
Theo dự luật, các nước thành viên EU buộc phải tái chế 90% chai nhựa vào năm 2025 và các nhà sản xuất đồ nhựa phải đóng góp chi phí cho việc quản lý rác thải. Hiện EU chỉ mới tái chế được 1/4 trong tổng số khoảng 24 tấn rác nhựa khu vực này thải ra mỗi năm.
Sớm hay muộn, đây cũng sẽ là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết mỗi phút, toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng. Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân hủy. Một chiếc túi nilon nhiều khi được sử dụng chỉ trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm. Túi nilon xuất hiện ở mọi nơi, 1/3 không được thu gom và xử lý, gây ra thảm họa gọi là “ô nhiễm trắng”.
Rất nhiều rác thải nhựa nằm lại dưới đáy đại dương sẽ tồn tại nhiều thế kỷ, và trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển. Theo dự báo của các nhà khoa học, khối lượng rác thải nhựa đến năm 2050 ở các đại dương, sẽ nặng hơn khối lượng của cá. Và Việt Nam được xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới.
Đáng lo ngại, người dân đã quen với việc việc dùng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần, số lượng các chuỗi cửa hàng fastfood, take-away ngày càng tăng mạnh khiến đây trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Thống kê bình quân đáng báo động, mỗi hộ gia đình Việt sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng.
Để thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần và bảo vệ môi trường sống, các cơ quan chức năng và tổ chức đã tăng cường tuyên truyền và định hướng việc sử dụng các sản phẩm thay thế có tính chất thân thiện với môi trường, nổi bật nhất là các sản phẩm tự hủy.
Thế nào là một sản phẩm tự hủy thân thiện với môi trường?
Tại các siêu thị, nhiều túi được gắn mác “tự hủy sinh học”, “phân hủy sinh học” (Biodegradable), nhưng làm thế nào để người tiêu dùng xác định được sản phẩm đấy có thực sự thân thiện với môi trường?
Theo Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hòa Kỳ (ASTM) thì “Biodegradable” là quá trình phân hủy do tác động của các vi sinh vật tự nhiên như vi khuẩn, nấm và tảo.
Tuy nhiên, có những sản phẩm nhựa phân hủy sinh học vẫn chỉ là phân rã thành những mảnh nhựa nhỏ hơn do tác động của UV, nhưng không thực sự “trở về với đất” và không thể bị chuyển hóa “ăn” bởi các vi sinh vật. Hầu hết các sản phẩm đó đang xuất hiện khắp nơi trên thị trường Việt Nam, gắn mác “Tự hủy sinh học” nhưng thực tế là đó chỉ là sản phẩm nhựa thông thường (PE/PP) có trộn thêm với phụ gia oxy hóa gốc kim loại, trên thế giới gọi là OXO-biodegradable.
OXO-biodegradable – là một nguyên liệu được sản xuất từ việc trộn phụ gia oxy hóa có gốc kim loại với các loại nhựa thông thường. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời (UV), nhiệt và/ hoặc sức ép cơ học, các phụ gia này có khả năng cắt đứt các mạch dài của nhựa truyền thống, phân rã thành các các mảnh nhựa có kích thước rất nhỏ, thường không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng bản chất nhựa vẫn không thay đổi. Những mảnh nhựa này là một mối hiểm họa của môi trường vì nó rất khó để thu thập và tái chế, có thể bị phân tán trong môi trường và thành thức ăn độc hại của các loài động vật.
Compostable - Có thể hiểu là Phân hủy hoàn toàn thành phân ủ “compost”. Đây là quá trình phân hủy sinh học tạo ra khí CO2, nước, hợp chất vô cơ và sinh khối (mùn) trong thời gian ngắn và hoàn toàn không để lại những chất hóa học có thể gây hại tới môi trường.
Sản phẩm túi vi sinh phân hủy hoàn toàn AnEco |
“Một chiếc túi mang nhãn “Compostable” chắc chắn là “Biodegradable”, nhưng một chiếc túi “Biodegradable” trên thị trường chưa chắc đã phân hủy hoàn toàn thành nước và các hợp chất không gây hại cho môi trường như “Compostable”.
Là người tiên phong thị trường, An Phát Holdings tự hào là đơn vị sản xuất tại Việt Nam đầu tiên được cấp chứng chỉ TUV Vincotte Ok Home Compost cho các sản phẩm túi vi sinh phân hủy hoàn toàn (Compostable) và là đơn vị Việt Nam duy nhất được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội Nhựa Vi sinh phân hủy hoàn toàn tại châu Âu (European Bioplastic Association). Đây là một trong những tiêu chuẩn cao nhất và khắt khe nhất, chứng nhận các sản phẩm này sẽ phân hủy hoàn toàn tại môi trường nhà khi được chôn xử lý trong vườn hoặc môi trường thường mà ko cần điều kiện công nghiệp.
Với thương hiệu AnEco, sản phẩm túi của An Phát Holdings phân hủy 100% được nghiên cứu, phát triển và ra đời trong bối cảnh cả thế giới đang chung tay gìn giữ môi trường. Sản phẩm túi AnEco có thành phần 100% là nhựa sinh học có khả năng phân huỷ vi sinh hoàn toàn, có độ bền kéo và có nguồn gốc từ tinh bột ngô non-gmo.Túi vi sinh sau khi được chôn dưới đất sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học kéo dài trong vòng 6 tháng, trong môi trường hiếm khí, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.
Đây được xác định là sản phẩm trọng điểm của Tập đoàn trong thời gian tới. Cùng với đó, An Phát cũng xác định phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút, thìa dĩa để thay thế cho các sản phẩm nhựa dùng một lần.