Kế hoạch huy động vốn thông qua chào bán cổ phiếu qua đấu giá công khai và phát hành trái phiếu tiếp tục được thực hiện. |
Kế hoạch doanh thu kỷ lục 12.000 tỷ đồng
Phương án kinh doanh năm 2021 của CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (mã APH) vừa được cổ đông doanh nghiệp này thông qua với doanh thu mục tiêu là 12.000 tỷ đồng, tăng 41,4% so với năm trước và đạt mức cao nhất kể từ khi thành lập. Kế hoạch lợi nhuận cao gấp 2,43 lần năm trước (590 tỷ đồng). Tỷ lệ cổ tức dự kiến chi trả là 10%.
Năm 2020, kết quả kinh doanh của An Phát Holdings tăng trưởng âm với doanh thu hợp nhất APH đạt 8.485 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 242 tỷ đồng. Tập đoàn đề ra mục tiêu năm 2020 là 12.000 tỷ đồng doanh thu và 650 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên chỉ hoàn thành lần lượt 71% và 37% kế hoạch.
Nguyên nhân chính bởi dịch Covid-19 đã trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng thương mại hạt nhựa. Giá hạt nhựa giảm do giá dầu giảm mạnh trong nửa đầu năm 2020. Cùng đó, ở mảng BĐS công nghiệp, doanh thu năm nay giảm do trong kỳ không phát sinh doanh thu bán đất và nhà xưởng, trong khi năm 2019 hạch toán 685 tỷ đồng.
Tuy vậy, theo ban lãnh đạo APH, mặc dù doanh thu và lợi nhuận hợp nhất năm 2020 giảm do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, Công ty đã duy trì ổn định các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi như giữ tăng trưởng sản lượng bao bì, mở rộng thị trường xuất khẩu bao bì màng mỏng...
Báo cáo về phương hướng hoạt động trong năm 2021, lãnh đạo tập đoàn này cho biết sẽ duy trì ổn định mảng bao bì truyền thống và thương mại hạt nhựa; tập trung phát triển mảng nhựa kỹ thuật, tận dụng xu hướng chuyển dịch sản xuất của các công ty FDI và đẩy mạnh xuất khẩu nhựa nội thất. Mục tiêu 5 năm tới đối với mảng bao bì là nâng tỷ trọng doanh thu sản phẩm tự hủy lên 50%, đồng thời, tự sản xuất nguyên liệu tự hủy nhằm giúp Nhựa An Phát Xanh (AAA) tiết kiệm được 30-40% chi phí nguyên liệu so với việc nhập khẩu như hiện tại.
Kết quả kinh doanh của An PHát Holdings các năm gần đây và kế hoạch năm 2021 - Nguồn: BCTC |
Dồn lực cho hai dự án trọng điểm: KCN An Phát 1 và nhà máy PBAT
Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, An Phát Holdings đặt mục tiêu đầu tư đảm bảo tiến độ triển khai hai dự án trọng điểm là Khu công nghiệp An Phát 1 và dự án Nhà máy sản xuất chất dẻo sinh học phân hủy hoàn toàn PBAT.
Cụ thể, trong năm 2021, tập đoàn sẽ khởi công xây dựng nhà máy PBAT với công suất 30.000 tấn/năm (quy mô lớn thứ 4 thế giới) tại KCN Đình Vũ, Hải Phòng. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động chính thức năm 2023, hạt nhựa tự hủy PBAT sản xuất ra một phần tiêu thụ nội bộ để sản xuất các sản phẩm tự hủy, phần còn lại bán ra ngoài.
Dự án Khu công nghiệp An Phát 1 đang trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, chuẩn bị cho kế hoạch khởi công xây dựng vào tháng 7/2021. Dự kiến khu công nghiệp sẽ đi vào hoạt động và khai thác thương mại từ quý IV/2021.
Cả hai dự án này đều được thực hiện bởi các công ty con gồm CTCP Sản xuất PBAT An Phát (thành lập giữa tháng 1/2021) và Công ty Cổ phần KCN Kỹ thuật cao An Phát 1. An Phát 1 là công ty con của An Phát Bioplastics (AAA) – doanh nghệp do An Phát Holdings sở hữu 50,59% vốn.
Ngày 25/6, Actis - Quỹ đầu tư toàn cầu về phát triển cơ sở hạ tầng bền vững ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Khu công nghiệp Kỹ thuật cao An Phát (An Phát Complex). Theo đó, Actis đầu tư hơn 20 triệu USD vào Khu công nghiệp An Phát 1 để sở hữu 49% cổ phần của công ty. Đối tác này là nhà đầu tư toàn cầu về phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, đã huy động hơn 19 tỷ USD với hơn 260 khoản đầu tư trong 20 năm qua.
Cùng với kế hoạch đầu tư, An Phát Holdings cũng đã được cổ đông thông qua phương án huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Theo đó, tập đoàn sẽ phát hành thêm tối đa 20 triệu cổ phiếu thông qua hình thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán. Toàn bộ số vốn thu được từ đợt phát hành sẽ được sử dụng để đầu tư xây dựng nhà máy nguyên liệu xanh PBAT; chuẩn bị nguồn vốn phục vụ cho hoạt động M&A, đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty con, công ty liên kết để tăng tỷ lệ sở hữu và/hoặc một số doanh nghiệp khác có tiềm năng, bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
An Phát Holdings còn lên kế hoạch phát hành riêng lẻ trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng. Các cổ đông cũng thông qua hủy phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 thông qua.
Quy mô vốn điều lệ của tập đoàn đã tăng từ 1.423 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2019 lên 2.024 tỷ đồng hiện tại. Gần nhất, công ty đã chào bán cổ phiếu mới, tỷ lệ 10:4 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 tổ chức vào ngày 25/6, An Phát Holdings trình cổ đông và được thông qua việc nâng số lượng thành viên Hội đồng quản trị Công ty từ 7 thành viên lên 8 thành viên.
Cụ thể, tập đoàn bầu thêm 1 thành viên HĐQT độc lập để đảm bảo cơ cấu quản trị, cơ cấu thành viên HĐQT độc lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Ba thành viên của HĐQT được bầu lại do đã hết nhiệm kỳ. Trong đó, ông Đinh Xuân Cường và ông Nguyễn Lê Trung tiếp tục được bầu lại vào HĐQT An Phát Holdings.
Ông Nguyễn Lê Thăng Long được bầu mới thay thế ông Phạm Hoàng Việt. Ông Long hiện cũng là nhân sự đang đảm nhận vị trí thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất PBAT An Phát. Ông còn là quyền phó tổng giám đốc của Tập đoàn và giữ vị trí chủ chốt ở nhiều đơn vị thành viên như Công ty cổ phần Anbio,