Ngoài công việc tại khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ Ngô Việt Anh còn tham gia vào Đội phản ứng nhanh của bệnh viện, hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại các tỉnh cũng như trực tiếp tham gia điều trị cho những ca bệnh nặng.
Từ tháng 04 đến tháng 7/2020, bác sĩ Việt Anh tham gia điều trị bệnh nhân 91 tại bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, đồng thời tiếp tục tham gia đội phản ứng nhanh số 1 của bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ Thành phố Đà Nẵng điều trị nhiều bệnh nhân nguy kịch, cần thở máy, ECMO, lọc máu,...
Bác sĩ Việt Anh cũng là một trong 12 công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2020 và một trong 10 Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020.
Thời điểm ở Đà Nẵng có ca mắc Covid-19 nặng đầu tiên, Việt Anh là một trong những người đầu tiên tham gia đội phản ứng nhanh của bệnh viện Chợ Rẫy (đội phản ứng nhanh số 1) đến hỗ trợ Đà Nẵng.
Nhận lệnh đi Đà Nẵng vào giữa trưa thì khoảng 3 giờ chiều, Việt Anh cùng các đồng nghiệp lên máy bay.
Trước đây, bác sĩ trẻ sinh năm 1991 như Việt Anh mỗi khi đi công tác xa nhà chỉ khoảng 2 – 3 ngày. Lần đi Đà Nẵng vừa rồi, Việt Anh xác định có thể phải ở dài hơn và thực tế, chuyến đi ấy kéo dài đến 5 tuần.
Nghĩ lại lần tham gia đội phản ứng nhanh đến Đà Nẵng chống dịch vừa rồi, Việt Anh nhớ đến kỷ niệm nào nhất?
Trong 5 tuần ở lại Đà Nẵng, chúng tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Lúc thì áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, khi thì rất buồn và có lúc lại vui mừng với các ca bệnh dần hồi phục.
Điều đó dường như tạo luồng năng lượng tích cực đến đội ngũ các y bác sĩ tham gia vào công tác phòng, chống dịch.
Bác sĩ Ngô Việt Anh, khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy (Ảnh: HP). |
Còn cảm xúc khi Việt Anh cũng như các bác sĩ phải chứng kiến nhiều tử vong, trong đó, có ca tử vong đầu tiên của cả nước?
Thế nên, niềm hạnh phúc khi có các bệnh nhân hồi phục đã không thể trọn vẹn, dù tất cả chúng tôi đã cố gắng hết sức mình.
Đó là bệnh nhân 428 quê Quảng Nam, 70 tuổi, có tiền sử suy thận mạn, 10 năm nay đã chạy thận 2 lần/tuần, tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Covid như giọt nước làm tràn ly, khiến tình trạng bệnh vốn đã nặng của bệnh nhân lớn tuổi này càng trở nên xấu đi.Đây cũng là ca tử vong đầu tiên ở Việt Nam.
Anh em chúng tôi rất buồn. Bác Trường Sơn (Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại thành phố Đà Nẵng- PV) đã động viên anh em rất nhiều vì tất cả đã cố gắng hết sức và có nhiều bệnh nhân nặng khác đang chờ chúng tôi.
Bác sĩ Việt Anh (bìa phải) cùng đồng nghiệp thiết lập ECMO cho bệnh nhân Covid-19 nặng tại bệnh viện Phổi Đà Nẵng, cuối tháng 7/2020 (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Việt Anh có từng nghĩ đến trường hợp, từ vị trí bác sĩ điều trị thì mình lại trở thành bệnh nhân Covid-19?
Dĩ nhiên, có khả năng việc ấy xảy ra nhưng khi đối diện với các bệnh nhân tình trạng nguy kịch, tôi không còn e ngại mà làm hết mình.
Quan trọng là cố gắng giữ sức khỏe bản thân, thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hộ để không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mình mà còn tránh nhiễm cho các nhân viên y tế xung quanh. Tôi sợ nhất là điều đó.
Vì khi mình bị nhiễm, đồng nghiệp xung quanh có thể phải cách ly chung. Như vậy, lực lượng chống dịch sẽ thiếu.
Công việc tại khoa hồi sức cấp cứu vốn đã luôn bận rộn và giờ, Việt Anh còn nhận thêm nhiệm vụ trong Đội phản ứng nhanh của bệnh viện. Như vậy, khối lượng công việc cũng như áp lực mà Việt Anh phải đảm nhiệm sẽ tăng ít nhất gấp đôi?
Khối lượng công việc có tăng lên nhưng khi tôi tập trung vào công việc chống dịch thì các anh em còn lại trong Khoa sẽ san sẻ, gồng gánh một phần công việc cho tôi và sẽ cực thêm cho mọi người ở đây.
Vì sao Việt Anh lại chọn theo ngành y trong khi cùng lúc lại trúng tuyển cả vào ngành công nghệ thông tin?
Gia đình có khuyên tôi nên đi ngành y và mình nhìn nhận, nếu theo ngành này có thể giúp được cho bản thân và gia đình. Ngay từ năm đầu, tôi đã thấy đó là quyết định đúng.
Theo Sở Y tế TP.HCM, nếu như năm 2020 là năm không có lễ kỷ niệm chào mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02 do toàn ngành y tế phải tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 (mới bùng phát lúc bấy giờ), thì năm 2021 là năm đáng nhớ của các Thầy thuốc.
Vì, có đến 365 ngày được cả thế giới tôn vinh, cho dù là năm thứ hai liên tiếp nhân viên y tế không có lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam do tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Đó là sự thật khi Tổ chức y tế thế giới đã chính thức chọn năm 2021 là năm Quốc tế của Thầy thuốc trên toàn thế giới, tên gọi chính xác là Năm Quốc tế của Nhân viên y tế và Nhân viên chăm sóc (Year of the Health and Care Workers 2021- WHO).
Khi bước sang năm 2021, ngành y tế lại tiếp tục một năm thứ hai không có lễ kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp tại 13 tỉnh, thành trên cả nước.
Nhưng chắc rằng, ở mỗi thầy thuốc từ những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch cho đến mỗi cán bộ y tế ở từng vị trí công tác khác nhau sẽ không còn cảm giác “lạ”, không còn cảm giác hẫng hụt khi không có ngày lễ dành riêng cho ngành mình nhưng bù lại có đến 365 ngày của năm 2021 để cả thế giới tôn vinh những chiến sĩ áo trắng đã không mệt mỏi trong cuộc chiến với SARS-CoV-2 và đã lắng đọng lại trong họ những cảm xúc đặc biệt với nhiều cung bậc khác nhau.
Đó là cảm xúc đẹp của mỗi người được trở lại một thời dấn thân của tuổi trẻ ở những thời điểm đất nước còn khó khăn với những hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
Đó là cảm xúc vui mừng khó tả của cả lãnh đạo và nhân viên bệnh viện khi nghe kết quả âm tính sau khi xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế của bệnh viện, sau nhiều giờ lo lắng khi biết có người mắc, người thuộc diện F1 từng đến bệnh viện thăm bệnh, khám bệnh.
Đó là cảm xúc hạnh phúc của người Thầy thuốc khi chứng kiến những niềm vui vỡ oà của người bệnh và thân nhân người bệnh khi nhận thông báo kết quả xét nghiệm âm tính và đủ tiêu chuẩn để xuất viện sau những ngày cách ly điều trị.