Bao lâu nữa VN-Index lấy lại được mốc 600 điểm?
CTCK ACBS - 23/03/2015 14:37
Trong hơn 1 tháng qua, VN-Index cắt lên và xuống đường MA 20 ngày khá nhiều lần, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn (chu kỳ 1 tháng) không thực sự mạnh.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Kỳ tái cơ cấu danh mục ETF tác động mạnh đến TTCK
Thị trường chờ thông tin từ mùa Đại hội cổ đông
Khối ngoại sẽ sớm trở lại mua ròng
VN-Index nhiều khả năng sẽ dao động giằng co dưới mức 600 điểm trong vòng 1-2 tháng tới

Mặc dù các tình huống điều chỉnh danh mục đầu tư của các quỹ ETF đã được thị trường dự đoán khá chính xác (FTSE Vietnam Index loại HSG, CSM, OGC và không thêm mã nào, trong khi Market Vector Vietnam thêm vào KBC, KDC), nhưng đợt khớp lệnh đóng cửa của phiên giao dịch cuối tuần qua (cũng là phiên giao dịch cuối cùng của đợt đảo danh mục của các quỹ ETF này) vẫn cho nhà đầu tư trên sàn 15 phút thư giãn.

Chốt phiên giao dịch thứ Sáu, khối lượng giao dịch trên HOSE đạt 150 triệu cổ phiếu, tương ứng 3.039 tỷ đồng, tăng 100% so với cuối tuần trước nữa. Trong đó, khối ngoại mua vào 1.258 tỷ đồng và bán ra 1.045 tỷ đồng.

Dù khối ngoại mua ròng trong phiên cuối tuần qua, song có nhiều dấu hiệu cho thấy khối này đang có xu hướng bán ròng trở lại sau vài tháng “nghỉ ngơi”. Nếu như giai đoạn nửa sau năm 2014, khi việc bán ròng của khối ngoại rơi vào nhóm cổ phiếu dầu khí do khủng hoảng giá dầu, thì xu hướng bán ròng lần này, theo chúng tôi, nhiều khả năng do cả vấn đề giá dầu và biến động tỷ giá. Sự mạnh lên nhanh chóng của đồng USD so với các đồng tiền khác thời gian gần đây đang khiến nhiều người quan ngại về việc sẽ có sự điều chỉnh tỷ giá USD/VND sớm hơn so với dự kiến và tổng mức điều chỉnh trong năm 2015 có thể sẽ phải vượt quá 2% như dự kiến của Ngân hàng Nhà nước hồi đầu năm nay.

Bên cạnh áp lực về thâm hụt cán cân thương mại do nền kinh tế hồi phục, hiện đã có áp lực mới do việc giá dầu tiếp tục giảm sâu gây ra. Do vậy, nếu giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm mạnh xuống dưới mức 40 USD/thùng, nhiều khả năng, Việt Nam sẽ phải cắt giảm mạnh sản lượng khai thác dầu thô. Trong tình huống này, cán cân thương mại sẽ thâm hụt thêm. Đây sẽ là một áp lực đáng kể đến tỷ giá hối đoái.

Áp lực thứ hai liên quan đến sự dịch chuyển dòng vốn. Việc đồng USD đã mạnh lên do nền kinh tế Mỹ hồi phục cùng với khả năng FED tăng lãi suất đồng USD trở lại từ tháng 9 sẽ làm thu hút dòng vốn. Bên cạnh đó, việc hạ lãi suất tiền đồng để kích thích kinh tế cũng là một nhân tố có thể làm dòng vốn chuyển hướng và gây áp lực lên tỷ giá.

Tuy nhiên, về phía chính sách, việc giữ được cam kết là yếu tố quan trọng để xây dựng niềm tin không chỉ vào tiền đồng mà còn vào khả năng điều hành chính sách. Đây là một yếu tố quan trọng để Ngân hàng Nhà nước nỗ lực hết sức nhằm tránh việc điều chỉnh tỷ giá USD/VND quá sớm và vượt quá biên độ 2% như đã công bố.

Quay lại với thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước, VN-Index và HNX-Index đều giảm tương ứng 1,8% so với tuần trước đó, về 575,44 điểm và 0,7% về 85,13%. VN-Index cho dấu hiệu xấu khi giảm dưới đường trung bình 20 ngày, do đó, thị trường có thể đi ngang hoặc tiếp tục giảm điểm trong tuần này.

Thực tế, trong hơn 1 tháng qua, VN-Index cắt lên và xuống đường MA 20 ngày khá nhiều lần, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn (chu kỳ 1 tháng) không thực sự mạnh. Mặc dù chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan trong dài hạn, VN-Index nhiều khả năng sẽ dao động giằng co dưới mức 600 điểm trong vòng 1-2 tháng tới.

Nới room là cần thiết

Nhiều ý kiến đóng góp cho bản dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra lấy ý kiến cuối tuần qua tại TP. HCM. Nới rộng lệ sở hữu nước ngoài, quy định lại việc mua cổ phiếu quỹ, chào bán chứng chỉ quỹ ra nước ngoài, cổ phần hóa DNNN… là những nội dung cần được đổi mới để tạo động lực cho DN phát triển.

VN-Index có thể về vùng 560 điểm

Thiếu động lực tăng điểm vững chắc từ các cổ phiếu chủ chốt trên sàn và sự hỗ trợ tích cực từ các thông tin vĩ mô, TTCK tuần này đã kéo dài đà điều chỉnh.

Thời gian đi ngang còn dài

Mặc dù mùa ĐHCĐ đang bắt đầu, nhưng với những dự báo không có nhiều thông tin bất ngờ trong kế hoạch sản xuất - kinh doanh của khối DN niêm yết, trong khi nhiều thông tin gây áp lực tâm lý với nhà đầu tư, khiến TTCK trong xu hướng lình xình và VN-Index gặp nhiều trở ngại để chinh phục ngưỡng 600 điểm.

Tin liên quan
Tin khác