Khai phá thị trường mới
5 tháng đầu năm 2018, bên cạnh “cơn sốt đặc khu”, đầu tư bất động sản khu vực giáp ranh Hà Nội và TP.HCM vẫn là xu hướng thịnh hành.
Khác với khu vực phía Nam, thị trường bất động sản ven Thủ đô không có nhiều diễn biến gây ồn ào. Tuy nhiên, tiềm năng là không thể phủ nhận. Khi chạm đúng điểm nóng, cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư đều dễ “thắng” trên sân chơi này.
Thực tế cho thấy, không chỉ ở các thành phố, khu vực đô thị đã phát triển mạnh, thời gian qua, nhiều chủ đầu tư đã mạnh dạn khai phá các thị trường nhỏ và đạt được thành công bất ngờ. Đón đầu làn sóng này, nhiều nhà đầu tư cũng đã nắm bắt được cơ hội để kiếm lời.
Điển hình của việc khai phá thị trường mới, các địa phương nhỏ như thị trấn, thị xã có thể kể đến như dự án Khu đô thị Mới Đồng Cửa, thị trấn Đồi Ngô, Bắc Giang. Hay mới nhất là dự án Như Quỳnh Diamond Park thuộc thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.
Như Quỳnh Diamond Park có quy mô gần 70.000 m2 với 438 lô đất. Với vị trí nằm sát Quốc lộ 5 và chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 20km, dự án kết nối trục dọc các điểm dân cư và khu công nghiệp như Long Biên, Gia Lâm, Phố Nối (Hưng Yên).
Chủ đầu tư dự án cũng cho biết sẽ đưa mô hình nhà phố thương mại lần đầu tiên xuất hiện tại thị trấn Như Quỳnh, kỳ vọng Như Quỳnh Diamond Park trở thành khu đô thị sầm uất, điểm đến mua sắm mới đáp ứng nhu cầu lớn quang khu vực.
Nói về Hưng Yên, với sự góp mặt của các nhà đầu tư lớn như Hòa Phát, TNR, cùng các doanh nghiệp khác như Lạc Hồng Phúc, Vạn Thuận Phát..., thị trường đất nền khu vực này thời gian qua rất sôi động.
Cũng tại đây, với hiệu ứng từ dự án Ecopark của Vihajico và dự án Vincity Hưng Yên của Vingroup, một số đơn vị nghiên cứu thị trường đánh giá, thị trường khu vực này sẽ tăng trưởng cả về nguồn cung và giá trong thời gian tới. Đặc biệt, sẽ có một số chủ đầu tư nhỏ sẽ ra hàng trước Vingroup để đón đầu thị trường
Hưng Yên dù không thuộc Hà Nội, nhưng có vị trí gần trung tâm hơn rất nhiều quận, huyện vùng ven của Hà Nội. Ngoài ra, là nơi đóng quân của một loạt khu công nghiệp sầm uất của các doanh nghiệp, thương hiệu hàng đầu trong và ngoài nước, do đó tiềm năng được đánh giá cao.
Cơ hội rộng mở
Báo cáo mới nhất của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, kể từ cuối năm 2017, thị trường bất động sản tại các tỉnh lân cận Hà Nội bắt đầu nóng do có sự có mặt của các chủ đầu tư lớn.
Chẳng hạn, TP. Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc), từ cuối năm 2017, đầu năm 2018, hàng loạt dự án tại đây đã được tung ra thị trường như An Phú, Mountain View, Nam Vĩnh Yên… Trong khi đó, tại Bắc Giang, nguồn cung bất động sản của thị trường này được dự báo khá lớn khi toàn tỉnh có hơn 10 dự án đang triển khai và có kế hoạch bán hàng kể từ quý II/2018. Các chủ đầu tư bất động sản đáng chú ý tại Bắc Giang có thể kể đến như Kosy, Bách Việt.
Phát triển các khu công nghiệp dẫn đến dân số cơ học tăng lên, khiến nhu cầu về nhà ở, đất ở cũng tăng theo. |
Các khu vực Bắc Ninh, Thái Nguyên có sự đầu tư xây dựng nhà máy, khu công nghiệp của các tập đoàn trong nước và nước ngoài lớn nên tạo sức cầu lớn về nhà ở, qua đó giúp thị trường bất động sản ở đây cũng phát triển theo…
Lâu nay, nhắc đến bất động sản tỉnh lẻ, nhiều người liên tưởng ngay đến các dự án quy mô nhỏ, không được đầu tư bài bản. Quan niệm này đã lỗi thời trước sự trỗi dậy của thị trường bất động sản ven đô, tiệm cận các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, sức cầu đến từ việc mức sống cải thiện, tầng lớp thu nhập cao tăng lên và từ sự phát triển các khu công nghiệp.
Không chỉ tại các thành phố lớn mà các khu vực thị trấn, thị xã có vị trí tốt và tiềm năng phát triển kinh tế, thu hút các khu công nghiệp về.
Đập tan những nghi ngại ban đầu, các doanh nghiệp này đã sớm gặt hái thành quả khi nhiều dự án vừa tung ra đã được tranh mua nóng, nhà đầu tư từ các thành phố lớn kéo về, không chỉ để lướt sóng mà xu thế đầu tư dài hạn cũng được hình thành.
Theo các chuyên gia, giá đất các tỉnh đang thấp hơn so với Hà Nội, được kỳ vọng có nhiều cơ hội tăng giá khi các dự án lớn đi vào hoạt động, thay đổi bộ mặt đô thị. Mặt khác, các địa phương này có sự đầu tư mạnh các khu công nghiệp, khu hành chính mới. Phát triển khu công nghiệp tất yếu dẫn đến dân số cơ học tại các địa phương tăng lên, khiến nhu cầu về nhà ở, đất ở cũng tăng theo.