Văn bản số 925/KH-SGD&ĐT do ôngNguyễn Hữu Độ - Giám Đốc Sở GD&ĐT Hà Nội ký, về việc tổ chức phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong ngành giáo dục, giai đoạn 2016-2020 có nêu rõ: “Đối với HS-SV, vi phạm lần 1: Hạ một bậc hạnh kiểm trong tháng mắc lỗi, phê bình trước lớp, trước trường, kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết.
Đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm lần 2: Hạ một bậc hạnh kiểm của học kì, cảnh cáo trước toàn trường, ghi học bạ, buộc thôi học một tuần để gia đình và địa phương quản lý, răn đe".
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/tiendung/2016_03_11/infonet__hoc_sinh_1.JPG |
văn bản này đang làm dư luận có những phản ánh trái chiều. PV Infonet có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó giám Đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, để hiểu rõ hơn.
Ông Nguyễn Hiệp Thống cho biết: “Quy định kiểm tra đội mũ hay không đội mũ bảo hiểm dựa trên văn bản quy định của cơ quan công an gửi cho nhà trường là kiểm tra em này, đã có vi phạm luật giao thông lần một, đến lần hai, lần ba thì bắt buộc xử lý nghiêm túc”.
Ông Nguyễn Hiệp Thống |
Nói về việc xử lý với các học sinh vi phạm luật giao thông liệu có công bằng và bao quát được hay không, vì hiện nay, có rất nhiều học sinh vi phạm giao thông, ông Nguyễn Hiệp Thống chia sẻ: “Việc xử lý này rất công bằng, bởi một lớp có 50 em, không thể có hai, ba em "ưu tiên" hơn các em khác. 48 em thực hiện theo quy định (đội MBH – PV) mà 2 em điềm nhiên vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm là không được. Đấy chính là tạo sự công bằng”.
“Việc xử lý học sinh vi phạm kỷ luật là thể hiện tính nhân văn. Với quy định bảo vệ con người là trên hết, thực hiện kỷ luật cũng là một hình thức giáo dục. Không phải vi phạm lần thứ ba là mình xúm lại kỷ luật ngay. Vi phạm lần thứ ba nhưng có lý do như “Cháu quên", "Cháu bị lỡ", "Cháu vội" và cam kết đi lần sau không được quên, không được vội, không được lỡ thì không ai kỷ luật em cả”, ông Nguyễn Hiệp Thống phân tích.
Học sinh điều khiển xe máy, xe đạp điện không đội MBH mặc dù đã có quy định phải đội MBH. |
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hiệp Thống cũng thẳng thắn nói: “Những em đã nhắc nhở, xử lý vi phạm mà cứ nhơn nhơn như thế, không nhận thức được và không có sự thay đổi; cố tình vi phạm thì nhà trường có thể đình chỉ việc học tập của các em vi phạm đó. Những em bị kỷ luật ở nhà được bố mẹ, ông bà, nhà trường giáo dục 2- 3 ngày. Nếu biết nhận ra lỗi thì nhà trường sẵn sàng mời em đó trở lại lớp.
Đã là một người học sinh trong nhà trường, một người công dân trong xã hội cần thực hiện theo nội quy của cộng đồng. Thầy giáo lên lớp nhắc nhở với những em vi phạm để các em nhận thức, có thể là mời phụ huynh lên cùng kết hợp với nhà trường để giáo dục các em.
Chúng ta không được ép buộc, không đuổi em ra đứng ở vỉa hè để các em đó đi chơi game. Điều quan trọng ở đây là mỗi em học sinh khi thay đổi nhận thức là cũng một phần nhờ ở ông bà, cha mẹ của các em. Để làm sao cho các em có nét văn hóa trong ứng xử giao tiếp với mọi người trong và ngoài nước”.
Dư luận đang đặt ra vấn đề các em vi phạm luật giao thông như thế là phải thực hiện vấn đề công ích, lao động trong sân trường. “Nói tới vấn đề này, ta hiểu rằng lao động là vinh quang, lao động là hình thức rèn luyện, chứ lao động không phải là hình thức kỷ luật. Còn nhắc tới hình thức kỷ luật trong vi phạm giao thông chúng tôi làm theo văn bản của Bộ”, ông Nguyễn Hiệp Thống tâm sự.