- Có lợi ích nhóm trong dự án Thép Cà Ná hay không?
- Chính phủ chưa cho ý kiến về Dự án Thép Cà Ná Tập đoàn Hoa Sen đề xuất đầu tư
- Sắt thép nhập siêu khủng khoảng 8 tỷ USD
- Bộ Công thương tìm tư vấn nước ngoài thẩm định Quy hoạch hệ thống sản xuất thép
- Hòa Phát tung sản phẩm thép rút dây đạt chuẩn quốc tế
Trước thực tế Dự án thép Cà Ná với chủ đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Tôn Hoa Sen thu hút được sự quan tâm của dư luận gần đây, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khi gặp gỡ với báo chí chiều nay, 30/12, đã cho biết, chúng tôi có nhiều lần khẳng định trên các cơ sở dữ liệu, không phải để tự bảo vệ mình mà dự án này phù hợp với thực tiễn, phù hợp yêu cầu phát triển.
“Hiện quy hoạch ngành thép nói chung cũng như chủ trương phát triển Dự án thép Cà Ná được xem xét đầy đủ, khách quan và toàn diện”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói và chia sẻ, với đất nước gần 100 triệu dân, đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu sản phẩm thép và nguyên liệu sản xuất thép, gây ra nhập siêu, mất cân đối nghiêm trọng trong khi đó lại có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thép từ tài nguyên tới giao thông, hạ tầng, có điều kiện thuận lợi tiếp cận công nghệ đảm bảo môi trường, nguồn lực về nhân lực để phát triển thì việc không tính tới phát triển thép là bất hợp lý.
Bộ trưởng Bộ Công thương cũng khẳng định, chúng tôi khẳng định không phải lợi ích nhóm cũng không phải cố chấp, bảo thủ. Quan điểm của Bộ Công thương là cầu thị và có trách nhiệm, biết lắng nghe nhiều luồng dư luận về dự án này và Quy hoạch thép. Dự ánThép Cà Ná là bổ sung, thay thế một dự án thép cũ đã bị loại vì không đủ điều kiện thực hiện và chúng ta mới chỉ dừng ở mức thông qua quy hoạch, Chính phủ cũng đang xem xét chủ trương để nhà đầu tư nghiên cứu.
"Một dự án từ khi xem xét, đến khi được hình thành, thẩm định, phê duyệt và đầu tư phải qua một bước rất dài và phải được sự phê duyệt của nhiều cơ quan chức năng. Phải có nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, đánh giá tác động môi trường, và hàng loạt bước khác mới được thực hiện, xem xét", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trước ý kiến chuyên gia cho rằng, "đây là dự án thép oan nghiệt", Bộ trưởng cũng nhận xét, "còn phải phụ thuộc vào việc thực hiện sau này".
"Tôi cho rằng với bất kì dự án nào thì yếu tố doanh nghiệp hướng tới là hiệu quả, nhưng với cơ quan quản lý nhà nước thì phải đảm bảo các yếu tố về quản lý, yếu tố tổng hoà lợi ích chung của xã hội và nền kinh tế. Nếu không có dự án công nghiệp nào thì đất nước không phát triển được. Nếu chúng ta sợ những hệ luỵ đang mường tượng gắn với sự thiếu chất nhiệm trong quản lý thì cũng không thể làm gì được", Bộ trưởng nói.
Cũng đặt câu hỏi “một đất nước có thể phát triển bằng hạt muối của Cà Ná và hạt thóc của Tây Nam Bộ không? Không có nền công nghiệp có phát triển được không?”, vị Bộ trưởng đảm trách hoạt động sản xuất tạo ra giá trị của đất nước cũng cho hay, nếu chúng ta sợ thì không làm được gì!
Theo Tổng cục Hải quan, ước tính cả năm 2016, tổng lượng nhập khẩu thép đạt hơn 18,4 triệu tấn với kim ngạch nhập khẩu là 8,02 tỷ USD, tăng 18,8% về lượng và 7,3% về giá trị so với năm 2015.
Tuy nhiên con số này vẫn chưa tính tới nhập khẩu phế liệu thép và các sản phẩm làm bằng thép với trị giá khoảng 4 tỷ USD nữa.Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thép và các sản phẩm từ thép cả năm 2016 sẽ đạt khoảng 4 tỷ USD.
Như vậy, nhập siêu trong lĩnh vực sắt thép năm nay đã trở thành đột phá khi đạt tới khoảng 8 tỷ USD.
Tổng cục Hải quan cũng cho hay, trong thống kê 10 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả năm, thép xếp thứ 5. Các mặt hàng đứng trước gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; vải các loại.
Xét về thị trường, Trung Quốc cũng là nước dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu thép vào Việt Nam. Tính đến hết 11 tháng, đã có gần 10 triệu tấn thép được nhập khẩu từ thị trường này, tăng 18% so với cùng kỳ. Thứ hai là Nhật Bản với 2,4 triệu tấn, tăng 7%; Hàn Quốc đạt 1,69 triệu tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ.