Đầu tư
Bộ trưởng Thăng: Thận trọng với 2 nhà thầu Hàn Quốc, Trung Quốc
- 20/07/2014 16:07
Khuyến cáo này được Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng đưa ra với CIPM Cửu Long  - chủ đầu tư 2 cầu dây văng là Vàm Cống và Cao Lãnh tại buổi kiểm tra công trường sáng 20/7.
TIN LIÊN QUAN

TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Thăng: Không chấp nhận chậm chuyến và huỷ chuyến
DN vận tải kêu bị "đánh bẫy", Bộ trưởng Thăng vào cuộc
Bộ trưởng Thăng xin lỗi người dân vì để xảy ra sự cố hy hữu
Bộ trưởng Thăng "bắt sống" xe quá tải trước mặt Bí thư Hà Tĩnh
Ứng xử với nhà thầu Trung Quốc

Hai nhà thầu bị Bộ trưởng Đinh La Thăng lưu ý là GS trong liên danh GS - Hanshin (Hàn Quốc) thi công gói thầu CW3A, Dự án thành phần xây dựng cầu Vàm Cống và CRBC (Trung Quốc) thi công gói thầu CWB1, Dự án thành phần xây dựng cầu Cao Lãnh. 

   
  Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu chủ đầu tư đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công cầu Vàm Cống và Cao Lãnh  

Cả hai dự án thành phần này đều thuộc Dự án Kết nối trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long do Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng Cửu Long - CIMP Cửu Long làm chủ đầu tư, trong đó Dự án cầu Cao Lãnh vượt sông Tiền vay vốn ODA của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia;, Dự án cầu Vàm Cống vượt sông Hậu vay vốn ODA của Hàn Quốc.

Mặc dù tiến độ thi công 2 gói thầu cầu chính dây văng này đang bám sát kế hoạch đề ra, nhưng theo Bộ trưởng Đinh La Thăng vẫn yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn giám sát tuyệt đối không được chủ quan do mới trải qua một thời gian ngắn triển khai, những khó khăn phức tạp vẫn ở phía trước do tính chất phức tạp về địa chất thuỷ văn, quy mô xây dựng công trình rất lớn.

CIMP Cửu Long phải rất thận trọng với hai nhà thầu đặc biệt là phải kiểm soát chặt chẽ dòng tiền thanh toán, buộc nhà thầu phải đưa toàn bộ các khoản thanh toán của chủ đầu tư vào công trình, ông Thăng lưu ý.

Cảnh báo của Bộ trưởng Thăng xuất phát từ việc cả hai nhà thầu nói trên đều đã và đang thất hứa tiến độ với Bộ Giao thông - Vận tải tại một số công trình trọng điểm. Cụ thể, GS đang thi công chậm tiến độ tại Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, CRBC chậm tiến độ tại Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Trong khi phê bình các nhà thầu ngoại, Bộ trưởng Thăng lại biểu dương các nhà thầu nội tuy đóng vai trò là nhà thầu phụ tại Dự án như: Cienco1, Tuấn Lộc, Cầu 12..., nhưng lại thi công phần lớn khối lượng, kể cả các hạng mục phức tạp về công nghệ như phần trụ tháp cầu dây văng.

Lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải cũng đề nghị chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương bảo đảm an ninh tuyệt đối cho việc thi công trên công trường của nhà thầu, đồng thời sớm hoàn tất các thủ tục để triển khai các gói thầu xây dựng đường nối hai công trình cầu.

Dự án cầu Cao Lãnh có tổng chiều dài  2.014,74 m, do Liên danh Công ty CRBC và Vinaconex E&C thi công được khởi công vào tháng 9/2013.

Theo ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM), đại diện chủ đầu tư hiện trên công trường đang triển khai 7 mũi thi công khoan cọc nhồi. Tổng khối lượng thực hiện vượt 0,3% so với kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm 2014 sẽ đạt khối lượng 23%. Công tác giải phóng hiện nay ở phía bờ Bắc đã đạt 100%, phía bờ Nam còn vướng một hộ nhưng diện tích khá lớn, ảnh hưởng đến phạm vi thi công của 3 trụ nhịp dẫn.

Đối với dự án cầu Vàm Cống có tổng chiều dài cầu là 2.969 m, do Liên danh GS và HANSHIN làm thầu chính được khởi công vào tháng 10/2013. Đến nay công tác triển khai thi công có phần rầm rộ hơn. Trên công trường, nhà thầu triển khai 10 mũi thi công cọc khoan nhồi, đã khoan xong 149 cọc/626 cọc D1500 cho phần cầu dẫn. Với trụ tháp đã khoan xong cọc đầu tiên D2500 trên tổng số 64 cọc.

Cầu Vàm Cống được thiết kế với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, dải phân cách, dải an toàn, vận tốc thiết kế 80km/h. Quy mô mặt cắt ngang cầu (cầu chính và cầu dẫn) là 24,5 m. Tổng chiều dài cầu 2,9 km (trong đó, phần cầu chính vượt sông là cầu dây văng dài 870m và cầu dẫn bằng bê tông cốt thép dự ứng lực 2 phía Đồng Tháp và Cần Thơ dài gần 2km). Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 271 triệu USD (tương đương 5.700 tỷ đồng), sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự kiến thời gian hoàn thành dự án là 48 tháng.

Cầu Cao Lãnh là cây cầu lớn thứ hai (sau cầu Vàm Cống) trong Dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng sông Mekong. Ngoài cây cầu này, dự án còn xây dựng đường hai đầu cầu từ Km 03+800 đến Km 06+200 với tổng chiều dài cầu là hơn 2.000 m. Quy mô xây dựng với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ; vận tốc thiết kế 80 km/h.

Hơn 3.000 tỷ xây cầu Cao Lãnh vượt sông Tiền

(baodautu.vn) Liên danh nhà thầu Việt Nam, Trung Quốc sẽ được Bộ Giao thông - Vận tải trao thầu xây dựng cầu Cao Lãnh và đường dẫn đầu cầu thuộc Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông.  Khởi động Dự án PPP cầu Mỹ Lợi vượt sông Vàm Cỏ

Thủ tướng phát lệnh khởi công xây Cầu Vàm Cống

(baodautu.vn) Ngày 10/9/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự lễ và phát lệnh khởi công xây dựng Cầu Vàm Cống bắt qua sông Hậu nối liền hai bờ thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ cách phà Vàm Cống hiện hữu 2,5km về phía hạ lưu, cách cầu Cần Thơ 48km. Hơn 270 triệu USD xây cầu Vàm Cống vượt sông Hậu

Anh Minh

Tin liên quan
Tin khác