Theo đó, đối với người dân, cộng đồng xã hội cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc-xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.
Thông điệp chống dịch của Bộ Y tế. |
Trong đó, ghi nhớ việc đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, phương tiện giao thông, tại không gian kín và các địa điểm bắt buộc; khử khuẩn nhất là vệ sinh tay và tiêm phòng vắc-xin đầy đủ.
Vì vậy, cùng với thực hiện đầy đủ khuyến cáo 2K + vắc-xin và các biện pháp khác, người dân cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của chính quyền, cơ quan y tế địa phương trong việc phòng, chống dịch Covid-19.
Cũng về dịch covid-19, theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, từ 11/01/2023 đến 20/03/2023, Thành phố đã tiến hành giải trình tự gen các mẫu bệnh phẩm của những bệnh nhân Covid-19, phát hiện biến thể phụ XBB.1.5.
Tại TP.HCM, tính từ đầu tháng 3/2023 đến nay, số ca mắc mới Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết XBB.1.5 hiện đang là biến thể chiếm ưu thế trên phạm vi toàn cầu (chiếm 47,1% số trường hợp trong tháng 3/2023, so với 39,8% trong tháng 2/2023), XBB.1.5 đã được phát hiện ở 94 quốc gia.
Các dữ liệu phân tích hiện nay trên thế giới cho thấy không có báo cáo nào về mức độ nghiêm trọng cao hơn đối với các biến thể đang lưu hành, cũng không có báo cáo nào về việc gia tăng số ca nhập viện hoặc tử vong ở các khoa ICU do bất kỳ biến thể từ dòng XBB hiện đang lưu hành.
Trước bối cảnh trên, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành công văn về thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố tăng cường hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca mắc, chùm ca viêm hô hấp.
Đồng thời, phối hợp với đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford theo dõi sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV 2 lưu hành.
Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân và đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, đặc biệt đối với nhóm nguy cơ cao.
Tất cả bệnh viện trên địa bàn phải sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc điều trị, phương tiện, đảm bảo thường trực 24/24 để đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, cấp cứu của người dân.
Các bệnh viện sẵn sàng bố trí khu vực cách ly, thu dung và điều trị người bệnh Covid-19 tại khoa/đơn vị Covid-19.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là bệnh viện tuyến cuối điều trị ca Covid-19 nặng nguy kịch; các bệnh viện tuyến cuối của thành phố sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị các ca Covid-19 có bệnh đi kèm, bệnh nền nặng do tuyến dưới chuyển đến. Bệnh viện Dã chiến số 13 sẵn sàng kích hoạt trong vòng 24 giờ khi tình hình dịch bệnh có diễn tiến xấu.
Hiện nay, WHO xếp XBB.1.5 vào nhóm biến thể đáng quan tâm (Variant Of Interest - VOI), tiếp tục theo dõi chặt chẽ, đồng thời có 7 biến thể khác thuộc nhóm đang được theo dõi (Variant Being Monitored - VBM) bao gồm BA.2.75, CH.1.1, BQ.1, XBF, XBB, XBB.1.16 và XBB.1.9.1.
Như vậy, hiện nay chưa xuất hiện biến thể thuộc nhóm biến thể đáng lo ngại (Variant Of Concern - VOC) hoặc biến thể gây hậu quả nghiêm trọng (Variant Of High Consequence - VOHC).
Theo WHO, trong 1 tháng qua, tổng cộng 3 triệu trường hợp mắc mới covid-19 được ghi nhận trên thế giới và hơn 23 nghìn trường hợp tử vong do căn bệnh này.
Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ hôm 13/4 cho biết, nước này ghi nhận 10.158 ca mắc Covid-19 mới trong 24 giờ qua. Theo cơ quan này, đây là số lượng trường hợp mắc Covid-19 vượt quá 10.000 người đầu tiên sau 223 ngày kể từ ngày 2/9/2022.
Tổng số trường hợp mắc Covid-19 ở Ấn Độ là 40.215 ca, nâng tổng số trường hợp được ghi nhận tại quốc gia này lên 44.210.127.
Theo Bộ Y tế Ấn Độ, nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc mới Covid-19 tăng vọt là do biến thể phụ Omicron XBB.1.16.
Tuy nhiên, biến thể phụ này không phải vấn đề đáng lo ngại và các loại vắc-xin ngừa Covid-19 vẫn hiệu quả trong phòng ngừa bệnh.
WHO cho biết, XBB.1.16 đã xuất hiện tại khoảng 20 quốc gia. WHO đang theo dõi chặt chẽ biến thể phụ này. Phần lớn mẫu bệnh phẩm của XBB.1.16 được thu thập tại Ấn Độ.
Trong khi đó, tại Singapore, số ca mắc trong tuần cuối tháng 3 lên tới 28.000, tăng hơn gấp đôi so với con số 14.467 ca của một tuần trước đó.
Tại Indonesia số ca mắc Covid-19 cũng tăng lên trong những tháng gần đây khi chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại, với số ca nhiễm hôm 12/4 lên tới 987 ca.
Hôm 13/4, Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo kêu gọi người dân tiêm liều tăng cường, dù nói rằng mức độ miễn dịch cao của đất nước giúp tình hình hiện tại vẫn được kiểm soát tốt.
Bên cạnh đó, các quốc gia lân cận châu Á như Bangladesh, Nepal, Pakistan, Afghanistan, Iran… cũng ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19 mới. Trước châu Á, làn sóng Covid-19 này từng quét qua châu Âu, nhưng hiện có xu hướng hạ nhiệt.