Theo ông William Do, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hobbit Investment, nếu gọi vốn cho các starup thì các doanh nghiệp Việt Nam rất tự tin nhưng ở mảng M&A thì thị trường sẽ mất thêm một vài năm nữa.
Bản chất M&A tạo ra giá trị của thương vụ, trong khi đó các dự án starup còn quá sớm để nói về các giá trị. Cần thời gian vài năm nữa để các starup đủ tầm đáp ứng yêu cầu cơ bản nhất của M&A.
Các dự án starup Việt Nam muốn lớn mạnh cũng phải điều chỉnh lại về chiến lược.... Trong thị trường gọi vốn, uy tín và danh dự là hai yếu tố rất quan trọng để thuyết phục được các nhà đầu tư tin tưởng và chấp nhận đầu tư.
Ông William Do, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hobbit Investment |
Để gọi được vốn từ các quỹ, dự án start-up cần những yếu tố như ý tưởng phù hợp, giải quyết được bài toán thị trường đang cần hoặc là công cụ hỗ trợ các dự án khác phát triển, đội ngũ sáng lập có tính chuyên môn cao, kinh nghiệm, sự đoàn kết, đạo đức, tính cam kết và lộ trình phát triển rõ ràng. Ngược lại, nhà đầu tư sẽ từ chối dự án vì không phù hợp khẩu vị, không vượt qua quy trình thẩm định, hay thị trường đang tê liệt khiến tâm lý nhà đầu tư không ổn định, nguồn vốn chưa sẵn sàng… Điều này khiến việc tìm được nhà đầu tư phù hợp với dự án của mình cũng là một vấn đề nan giải khác cho các nhà sáng lập dự án.
"Tôi chưa dám nghĩ Việt Nam sẽ có một kỳ lân về starup. Làm sao để một doanh nghiệp starup trở thành kỳ lân? Tại Việt Nam điều này còn là một hành trình rất dài. Thực ra Việt Nam trong lĩnh vực block chain cũng đã có một dự án được gọi là kỳ lân, tuy nhiên dự án này cũng có những góc khuất sau thương vụ M&A. Đội ngũ sáng lập đến nay không còn nắm được quyền quyết định đứa con của mình. Đây là một bài học cho các thương vụ M&A starup", ông William Do nói.
Các diễn giả tham gia Phiên II Diễn đàn M&A Việt Nam 2022 với chủ đề "Thiết lập các giá trị mới" |
Phiên II "Thiết lập các giá trị mới" của Diễn đàn M&A Việt Nam 2022 dưới sự điều phối của ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam, các diễn giả tập trung phân tích đâu sẽ là những giá trị mới được tạo ra từ các thương vụ M&A trong bối cảnh mới hiện nay và những yếu tố nào sẽ quyết định những giá trị mới đó?
Những xu hướng và giá trị cộng hưởng chính nào sẽ được chú trọng trong các thương vụ M&A tới đây? Các doanh nghiệp Việt Nam nên chuẩn bị những gì để bắt kịp xu hướng đó?; Kinh nghiệm vượt qua những khó khăn, rào cản khi thực hiện thương vụ M&A và cùng nhau thiết lập các giá trị mới.