Dự án - quy hoạch
Cải tạo B7B-B7C Giảng Võ: Dân chưa gật, doanh nghiệp đã xông vào!
- 16/12/2014 09:56
TIN LIÊN QUAN

 

TIN LIÊN QUAN
Kinh nghiệm của một CĐT cải tạo chung cư cũ
Cải tạo chung cư nguy hiểm C1 Thành Công
10 năm, Hà Nội chỉ tái thiết được 14 chung cư cũ
Cải tạo chung cư cũ: Thất bại, vì sao?
Xây dựng lại "chung cư nguy hiểm" A7 Tân Mai
Chung cư B6 Giảng Võ: Tranh đoạt, sang tay!

Lãnh đạo Hà Nội không hỏi dân đã "gật đầu" cho doanh nghiệp?

Trong khi vấn đề cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội đang gặp nhiều bế tắc thì mới đây, công ty CP Phát triển năng lượng Sơn Vũ  (công ty Sơn Vũ) đã đề xuất với UBND TP Hà Nội cho phép được cải tạo xây dựng lại nhà tập thể B7B –B7C Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

Điều đáng nói, công ty Sơn Vũ đã đưa ra phương án cho phép người dân nhà B7B –B7C được góp vốn xây dựng với doanh nghiệp bằng quyền sở hữu căn hộ. Đề xuất này ngay lập tức làm nóng dư luận bởi nó được coi như cởi nút thắt về vốn – một trong những vấn đề đang gặp nhiều vướng mắc nhất đối với doanh nghiệp. Đây cũng là quan điểm được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho là hợp lý.

Theo thông báo từ phí công ty Sơn Vũ thì phương án này được người dân rất đồng thuận và cũng ngay lập tức, đề xuất mới này của công ty Sơn Vũ được lãnh đạo Hà Nội chấp thuận về mặt chủ trương. Theo đó, vào ngày 10/12/2014, công ty Sơn Vũ gửi văn bản xin chủ trương thì chỉ sau 1 ngày (11/12/2014), UBND TP Hà Nội đã có văn bản chấp thuận giao Sở ngành và công ty Sơn Vũ cùng nghiên cứu và lập phương án đầu tư.

   
  Nhiều người dân sống tại tập thể B7B Thành Công, Ba Đình, Hà Nội không biết chủ trương xây dựng mới khu nhà này. Ảnh Anh Đào  

Trước đó,  trong báo cáo trình Hà Nội, công ty Sơn Vũ đã nghiên cứu, khảo sát hiện trạng 2 khu nhà chung cư này. Theo đó, Khu nhà này đã được xây dựng trên nền đất yếu,  nó có tuổi thọ trên 30 năm, kết cấu chịu lực chính là bê tông cốt thép lắp ghép. Hiện đã xuống cấp, cần cải tạo xây mới lại.
 

Tuy nhiên, điều bất ngờ là ngay sau khi Hà Nội ra văn bản chấp thuận cho công ty Sơn Vũ,  PV VnMedia đã xuống thực địa dự án và trao đổi với những người dân hiện đang sinh sống tại khu nhà tập thể B7B và B7C thì được biết: Các hộ dân được mời họp với chủ đầu tư và đại diện UBND phường Thành Công 2 lần. Tại buổi họp lần thứ nhất cách đây 2 tháng, chủ đầu tư không có mặt nên các hộ dân bỏ về hết không ai tham gia. Tại buổi họp thứ 2, các hộ dân đã gặp chủ đầu tư, nghe thông tin sơ bộ và chưa có phương án cụ thể nào.

Khi PV hỏi về việc các hộ dân có biết về văn bản ngày 11/12, UBND TP Hà Nội đồng ý cho công ty Sơn Vũ và các Sở ngành cùng nghiên cứu và lập phương án đầu tư xây mới hai nhà chung cư B7B và B7C thì câu trả lời của người dân là "không hề biết!"

“Chúng tôi không đồng thuận vì chưa có gì cụ thể”

Đại diện hộ dân phòng 102 cho biết, cách đây 2 tháng, bác tổ trưởng dân phố khu tập thể B7B mời họp 1 lần đầu tiên tại hội trường UBND phường Thành Công nhưng hôm đó  chủ đầu tư không đến. Tất cả các hộ dân đều bỏ về và mất lòng tin từ đấy. Mới đây, phường lại tổ chức họp lại lần hai nhưng các hộ dân đến nghe xem tình hình như thế nào thì thấy ông Ngọc – Giám đốc công ty Sơn Vũ nói là doanh nghiệp chỉ xây hộ, còn người dân tự lo di dời, lo chỗ ở. Vì thế, mọi người không đồng tình.

 

Bác Huệ  phòng 201 cho biết, “vài năm trước, có công ty 34 cũng xin xây dựng nhưng lúc đó Hà Nội chỉ cấp phép xây dưới 10 tầng nên doanh nghiệp không có lãi, không xây. Mới đây, công ty Sơn Vũ của ông Ngọc đề nghị xây. Chúng tôi mới gặp ông Ngọc có 1 lần tại buổi họp với phường. Tại buổi họp, ông Ngọc nói công ty bỏ tiền ra xây dựng, người dân góp vốn bằng quyền sở hữu căn hộ. Khi xây dựng xong, nhà ai ở vị trí nào sẽ trả đúng như vậy với hệ số bồi thường 1,3. Nếu ai có nhu cầu ở rộng hơn thì trả thêm tiền. Phương án công ty Sơn Vũ đưa ra là sẽ cải tạo khu B7B 5 tầng thành 10 tầng và 1 tầng hầm. Trong đó, 5 tầng sẽ trả lại cho các hộ dân và 5 tầng công ty kinh doanh. Phương án chỉ là thế và các hộ dân chưa bàn thêm và chưa có gì cụ thể. Tất cả còn rất mung lung” bác Huệ nói.

Ngoài ra, bác Huệ nhấn mạnh, vị giám đốc công ty Sơn Vũ có nói là doanh nghiệp chỉ xây hộ, các hộ dân tự bầu ban đại diện để quản lý chi tiêu, chất lượng xây dựng. Hầu hết người dân không đồng thuận nhưng phía công ty Sơn Vũ tổng hợp và ghi là 2/3 người dân đồng ý là không đúng.

Thêm nữa, theo phản ánh của các hộ dân nhà B7B, ông Giám đốc công ty Sơn Vũ hiện đang sở hữu một ngôi nhà rộng 200m2 nằm giữa hai khu tập thể B7B và B7C. Lô đất này nằm tụt bên trong hai khu tập thể, vì vậy không loại trừ khả năng công ty Sơn Vũ đề xuất xây mới lại khu tập thể này để cơi nới xây nhà của mình bằng với mặt tiền của khu tập thể.

Câu hỏi đặt ra ở đây, tại sao việc nghiên cứu lập dự án cải tạo 2 khu tập thể lớn tại Hà Nội chưa được người dân đồng thuận, chưa thống nhất phương án cụ thể gì; bản thân người dân cũng không biết hề biết doanh nghiệp đó là ai, có năng lực tài chính để xây dựng hay không? mà Thành phố đã chấp thuận giao cho nghiên cứu, lập phương án đầu tư?

Bài học nhãn tiền từ những khu tập thể cũ được đập đi xây mới nhưng 4-5 năm chủ đầu tư không xây dựng xong móng vẫn còn nguyên giá trị với các hộ dân nhà B7B, B7C Thành Công. Người dân đang rất lo ngại và mất niềm tin vào khả năng thẩm định năng lực tài chính của các cơ quan chức năng.


 

Thêm 2 chủ đầu tư tham gia cải tạo chung cư cũ Thành Công

() UBND TP Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn 2 doanh nghiệp xin tham gia cải tạo, xây dựng lại nhà tập thể B7B-B7C và Khu A Tập thể Thành Công, quận Ba Đình.

Tin liên quan
Tin khác