Một đoạn cao tốc Bắc - Nam đoạn Long Thành - Dầu Giây. (Ảnh: Quang Định). |
Chính phủ vừa có tờ trình số 536/TTr - CP đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Đây là phương án đầu tư đã được cập nhật, tiếp thu ý kiến kết luận của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Theo đề xuất mới nhất của Chính phủ, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 có địa điểm xây dựng là từ Hà Tĩnh (Bãi Vọt) đến Quảng Trị (Cam Lộ), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa), từ Cần Thơ đến Cà Mau. Trong giai đoạn 2021 – 2025, Dự án sẽ đầu tư khoảng 729 km, chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập và triển khai theo hình thức đầu tư công. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 146.990 tỷ đồng tỷ đồng, bao gồm giai đoạn 2021 - 2025 bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng, trong đó: 47.169 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội, phần còn thiếu 72.497 tỷ đồng cân đối từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội; chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 27.324 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện là chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025.
Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ hoàn chỉnh hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng của Dự án, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương trong bước nghiên cứu khả thi. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện Dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng phương án thu phí để thu hồi vốn hoàn trả vào ngân sách trung ương.
So với Tờ trình số 519/TTr –CP được Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 11/2021, thay đổi đáng chú ý nhất trong Tờ trình số 536 liên quan đến công tác tổ chức thực hiện với đề xuất Bộ GTVT là đầu mối tổ chức thực hiện đầu tư Dự án.
Theo Chính phủ, thời gian vừa qua ngành GTVT đã rất nỗ lực trong việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Trong năm 2021, Bộ GTVT dự kiến giải ngân khoảng 40.000 tỷ đồng, đạt khoảng 96% mức vốn được giao; tuy nhiên trong 4 năm tới, bình quân mỗi năm phải giải ngân khoảng hơn 90.000 tỷ đồng/năm. Đây là một thách thức rất lớn đối với ngành GTVT trong việc bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án và giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025.
Để bảo đảm tiến độ hoàn thành Dự án và giải ngân vốn đầu tư công theo đúng yêu cầu, trong quá trình tổ chức thực hiện, căn cứ vào điều kiện thực tiễn và các quy định pháp luật, trường hợp địa phương đủ năng lực quản lý, kinh nghiệm triển khai đường bộ cao tốc và có văn bản đề xuất được thực hiện, Chính phủ sẽ xem xét giao địa phương thực hiện đầu tư dự án thành phần thuộc địa giới hành chính của địa phương đó; trường hợp địa phương không đủ năng lực, kinh nghiệm, Bộ GTVT sẽ trực tiếp thực hiện đầu tư.
Tại Tờ trình số 519, Chính phủ kiến nghị giao UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua tổ chức thực hiện các dự án thành phần theo quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Theo Chính phủ, trong thời gian vừa qua, một số địa phương được giao quản lý, triển khai đầu tư đường bộ cao tốc đã tạo được tính chủ động, kịp thời trong giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng (như công tác GPMB, tái định cư, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, công tác vận động, tuyên truyền người dân,…). Đồng thời, việc phân cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc quy hoạch và phát triển không gian