|
Bốn năm đặt móng, xây nền
Công ty Xây dựng Nhân Bình thành lập năm 2001, năm 2006 chuyển trụ sở từ Hà Nam lên Hà Nội.
Cuối năm 2008, bà Đỗ Kim Định và các cổ đông đã tiếp nhận lại Công ty và chuyển đổi hình thức sở hữu thành Công ty cổ phần Nhân Bình, với ngành nghề hoạt động là xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, cầu, đường, thủy lợi, công trình văn hoá; giám sát thi công; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng; dầu tư kinh doanh dịch vụ bất động sản; đầu tư kinh doanh các công trình, hạng mục công trình.
“Khi tiếp nhận, thương hiệu Nhân Bình chưa có tiếng tăm gì. Công ty non trẻ, tiềm lực khiêm tốn, lại ra đời trong hoàn cảnh nền kinh tế cả nước có nhiều biến động, nên nhiều anh em, bạn bè đã rất ái ngại và lo lắng cho tôi”, bà Định chia sẻ.
Nhưng với kinh nghiệm gần 30 năm lăn lộn với nghề xây dựng, bà đưa ra những lựa chọn chiến lược cơ bản cho Nhân Bình ngay từ những ngày đầu thành lập.
Về triết lý kinh doanh, Nhân Bình cam kết “mang đến cho khách hàng những công trình chất lượng tốt, với tiến độ xây dựng nhanh và giá cả phù hợp nhất”.
Về nền tảng tinh thần, Nhân Bình quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Ở đây, người lao động có một môi trường làm việc tích cực, được tôn trọng, đánh giá đúng khả năng và sự cống hiến.
Về động lực, Nhân Bình lấy “con người là động lực để phát triển doanh nghiệp”, là tài sản lớn nhất, đầu tư cho con người là đầu tư cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
“Chúng tôi hiểu rằng, với nghề xây dựng, chất lượng công trình phụ thuộc vào con người, do con người quyết định”, bà Định chia sẻ.
Về phân chia kết quả, theo doanh nhân Đỗ Kim Định, phải công bằng, minh bạch, người lao động phải được trả lương phù hợp với năng lực, cống hiến, sức lao động mà họ bỏ ra.
Có lẽ, từ những “lực hút” ấy, nên Nhân Bình đã hội tụ được kinh nghiệm của những cán bộ đã từng làm việc tại các công ty xây dựng có uy tín, như Công ty Cầu Nam Hà, Công ty cổ phần Xây dựng số 2 và Công ty cổ phần Xây dựng số 12 (thuộc Vinaconex), các công ty thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà, Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng…
Nhân Bình hiện có gần 200 cán bộ, công nhân viên trong 11 đội sản xuất. “Chính họ đã cùng tôi chèo lái con thuyền vượt qua mọi khó khăn, đến những bến bờ thành công”, doanh nhân Đỗ Kim Định khẳng định.
Quả vậy, mới 4 năm tuổi đời, mà thương hiệu Nhân Bình đã được nhiều chủ đầu tư, đối tác, bạn hàng trên địa bàn các tỉnh Nam sông Hồng, Hà Nội, Đồng Tháp và một số tỉnh khác biết đến. Có thể kể ra những công trình xây dựng mà Nhân Bình đã đảm nhận, như Cầu chợ Quán (huyện Hải Hậu, Nam Định); Nhà thể chất - nhà ăn của Trường THCS Từ Liêm (Hà Nội); kè đê biển huyện Hải Hậu thuộc Dự án Nâng cấp khẩn cấp một số đoạn đê kè xung yếu thuộc tuyến đê biển tỉnh Nam Định; Dự án đường từ Đền A Sào đến bến Tượng thuộc quần thể Khu di tích A Sào (huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình); Công trình Khu lưu niệm Bác Hồ tại xã Tân Hòa (huyện Vũ Thư, Thái Bình); Dự án Kè tại thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp)…
Doanh nhân Đỗ Kim Định cho biết, một số công trình do Nhân Bình xây dựng đã được cấp chứng nhận danh hiệu “Sản phẩm Vàng - Dịch vụ Vàng Việt Nam 2012” - danh hiệu dành cho các sản phẩm tiêu biểu Việt Nam trong hội nhập và cạnh tranh. “Việc này đã góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm của Nhân Bình, nâng cao sức cạnh tranh và sự tin tưởng của các chủ đầu tư đối với các công trình của Nhân Bình”, bà Định nhấn mạnh.
Về kế hoạch hoạt động, doanh nhân Đỗ Kim Định cho biết, Nhân Bình sẽ mở rộng thị trường với khách hàng là các doanh nghiệp và đã trúng thầu một số công trình như Dự án Nhà máy Nước Bắc Ninh thuộc dự án xây dựng - chuyển giao (BT) của Công ty Sứ Long Phương, Dự án của Công ty may Đức Giang... Đó là những tin vui, chắp cánh cho Nhân Bình tiếp tục vươn xa.
Một Nhân Bình nhân ái
“Tôi luôn tâm niệm rằng, giữ cho mình cái tâm, cái đức luôn sáng là điều quan trọng nhất. Tiền bạc không làm tăng thêm giá trị con người, quan trọng là làm cái gì để lại cho đời”, bà Định bắt đầu câu chuyện về hành trình từ thiện của Nhân Bình.
Trong 4 năm với vị trí đứng đầu Công ty Nhân Bình, doanh nhân Đỗ Kim Định đã tích cực trong công tác nhân đạo xã hội, như ủng hộ tỉnh Thái Bình 200 triệu đồng xây nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh - liệt sỹ; xây gác chuông Đền Thượng, chùa Hội ở Song Lãng (Vũ Thư, Thái Bình), với kinh phí gần 500 triệu đồng; công đức nơi thờ Bác Hồ trong Khu lưu niệm Tân Hòa (Vũ Thư, Thái Bình); ủng hộ máy vi tính cho Trường trung học cơ sở xã Xuân Phương (Từ Liêm, Hà Nội); trao sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh - liệt sĩ trong Chương trình “Màu hoa đỏ” nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), Chương trình Nghĩa tình đồng đội; ủng hộ trẻ em khuyết tật… Xuân Quý Tỵ vừa rồi, Công ty cổ phần Nhân Bình đã tặng 1 tấn gạo, 10 thùng mỳ tôm và 55 phần quà, mỗi phần quà trị giá 100.000 đồng cho các cháu trong Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mồ côi Hà Cầu (Hà Đông, Hà Nội).
Theo doanh nhân Đỗ Kim Định, một doanh nghiệp phải làm tốt 3 nhiệm vụ: phát triển doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước; tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, thực hiện tốt các chế độ chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động; thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, với cộng đồng.
“Hai nhiệm vụ đầu là trách nhiệm đương nhiên của chủ doanh nghiệp. Đó cũng là thước đo sự cống hiến, nhưng tôi tâm niệm, thước đo thứ ba mới cần cái tâm của doanh nghiệp. Từng nếm trải bao khó khăn, thiếu thốn, tôi nhận thấy, đồng cảm và chia sẻ là bài học lẽ sống khi mình có điều kiện. Và niềm vui làm từ thiện xã hội của tôi được nhân lên khi được sự ủng hộ nhiệt thành của cả tập thể Nhân Bình”, doanh nhân Đỗ Kim Định chia sẻ.
Trò chuyện với doanh nhân Đỗ Kim Định Quan niệm của bà về 3 chữ T: tín, tầm, tâm? Phải giữ chữ tín trong kinh doanh, dù khó khăn cũng phải vượt qua để giữ lời hứa, để được khách hàng tin tưởng. Người đứng đầu phải có tầm thì mới định hướng và tổ chức thực hiện đưa doanh nghiệp phát triển, mới được sự tin yêu mến mộ của cán bộ, công nhân viên. Còn chữ tâm lúc nào cũng phải sáng với cuộc đời, với nghề nghiệp. Còn về thương hiệu? Thương hiệu doanh nghiệp gắn liền với thương hiệu cá nhân người đứng đầu. Đâu là bí quyết thành công của Nhân Bình? Thành công của Nhân Bình hôm nay là kết quả của quá trình nỗ lực và đồng lòng vượt khó của cả tập thể. Mỗi công trình do Công ty cổ phần Nhân Bình xây dựng đều là kết tinh của trí tuệ, tâm huyết, mồ hôi của Ban lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên. Mục đích kinh doanh của bà? Kinh doanh không chỉ để kiếm tiền cho doanh nghiệp, bản thân, mà còn tạo ra khách hàng và mang lại hạnh phúc cho nhân viên. Bà là người yêu thích văn thơ, điều đó có liên hệ gì với nghề xây dựng? Văn học nghệ thuật là món ăn tinh thần, bồi bổ cho sự lãng mạn và yêu thích cái đẹp. Có lẽ vì thế mà các công trình do Nhân Bình xây dựng không chỉ đạt chất lượng tốt, mà còn đẹp. Suy nghĩ của bà về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Đó là một cuộc kháng chiến đã làm nên huyền thoại về một dân tộc anh hùng trong lịch sử giữ nước. Thế hệ chúng ta đều hiểu rằng, mỗi tấc đất hôm nay đã từng thấm bao máu và nước mắt của các liệt sỹ, các bà mẹ Việt Nam. Tôi không bao giờ quên hình ảnh bố mẹ tôi khi nhận được giấy báo tử người con trai duy nhất của gia đình – anh trai của tôi, hy sinh năm 1972 tại chiến trường miền Nam. Mãi đến năm 2001, tôi mới may mắn tìm được và mang hài cốt anh về từ huyện Giồng Riềng (Kiên Giang). Bao năm qua, tôi tự thấy mình phải thay anh trong việc gia đình và chính anh đã giúp tôi sức mạnh để vượt qua khó khăn, thử thách. Doanh nhân Đỗ Kim Định: Quê: Thái Bình, sinh ra ở Nam Định, lập doanh nghiệp ở Hà Nội Chuyên môn: cử nhân tài chính - kế toán Sau khi ra trường (năm 1980), bà làm kế toán tại Công ty Cầu Hà Nam Ninh (sau này là Công ty Công trình giao thông Nam Hà, Công ty cổ phần Thành Công -Tasco). – Từng giữ các chức vụ phó kế toán trưởng, kế toán trưởng công ty, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tasco, trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nhân Bình. |
Lã Quý Hưng