Ông Nicolas Audier, Chủ tịch của EuroCham cho rằng, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có của Covid-19. |
Các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí quyết định đóng cửa biên giới ngoài EU trong 30 ngày đối với những người không phải là công dân của khối để ngăn chặn dịch Covid-19.
Mậc dù các quốc gia thuộc EU đều khẳng định, việc đóng cửa biên giới, cấm người nước ngoài nhập cảnh nhưng hàng hóa vẫn được giao thương bình thường, các hoạt động kiểm soát biên giới không được làm chậm lưu thông hàng hóa. Dù vậy, động thái đóng cửa biên giới EU vẫn dấy lên lo ngại sẽ tác động trong ngắn hạn tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp có hoạt động giao thương xuất nhập khẩu lớn với khôi EU như dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ ...
Tác động dễ thấy nhất là nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng người tiêu dùng châu Âu giảm, khiến cho các nhà nhập khẩu cắt giảm bớt đơn hàng với các nhà xuất khẩu tại Việt Nam.
Do vậy, các doanh nghiệp cần theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có kế hoạch sản xuất và kinh doanh phù hợp đồng thời có phương án chuyển đổi hình thức xúc tiến thương mại theo hướng tận dụng hình thức quảng bá trực tuyến, kết nối doanh nghiệp trực tuyến để duy trì và phát triển thị trường ngay cả khi dịch bệnh đang diễn ra; bảo đảm có thể nhanh chóng khôi phục mọi hoạt động ngay sau khi dịch bệnh suy giảm và kết thúc."
Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương)
Nhận định về những khó khăn do Covid-19 và ảnh hưởng của việc EU đóng cửa biên giới tới hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của các doanh nghiệp, ông Nicolas Audier, Chủ tịch của EuroCham khẳng định, các doanh nghiệp trên thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có do ảnh hưởng của Covid-19, và những doanh nghiệp tại Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Các lệnh cấm khách du lịch quốc tế nhập cảnh vào các nước châu Âu đã được đưa ra, và tôi hy vọng đó là giải pháp ngắn hạn để dịch Covi-19 có thể được kiểm soát càng sớm càng tốt, dù mặt trái của việc đóng cửa biên giới là tác động đến các doanh nghiệp, trong đó có DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng trên tất cả, các DN vẫn phải đặt sức khỏe của người lao động lên hàng đầu.
Theo Chủ tịch EuroCham, Trước những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, EuroCham hiện đang làm việc với các bộ, ngành về tác động kinh tế của cuộc khủng hoảng và các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi gặp khó khăn trong một loạt các ngành và ngành, từ rượu vang, rượu mạnh và du lịch, vận tải - hậu cần và chăm sóc sức khỏe.
Ở châu Âu, nhiều quốc gia đã đưa các gói kích thích để giúp duy trì nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp thuộc mọi các lĩnh vực, bao gồm các gói đặc biệt dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Những gói hỗ trợ kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh cho các doanh nghiệp, với các hình thức chậm, hoãn nộp thuế như VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp thuế VAT, bảo hiểm xã hội cùng các khoản phí khác.... Chủ tịch EuroCham khẳng định, đó là những biện pháp hỗ trợ cần thiết trong thời điểm này,
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp Việt Nam đang kỳ vọng vào Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sớm được thực thi, giúp mở rộng cửa cho hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU.
Về điều này, Chủ tịch EuroCham, Nicolas Audier cho rằng, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua EVFTA với Việt Nam từ tháng trước, nhưng bước tiếp theo vẫn phải chờ Quốc hội Việt Nam thông qua trong kỳ họp tới. "Trong khi tất cả chúng ta đang trải qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh, kỳ vọng EVFTA sẽ mở ra một làn sóng thương mại và đầu tư mới giữa EU và Việt Nam".