Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vẫn đang diễn ra mạnh mẽ thì đây chính là sân chơi cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế có thể học hỏi chia sẻ và cùng nhau hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Nội dung này đã được chương trình Đối thoại số tổng hợp lại, từ đó đưa ra các giải pháp chính sách và kĩ thuật để giúp cho công cuộc chuyển đổi số ở Việt Nam tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng hơn nữa. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty khí Việt Nam – CTCP.
Tại phiên thảo luận chuyên đề 2 “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp”, đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay, là động lực mới cho sự tăng trường và phát triển.
Hơn nữa các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng đã quan tâm nhiều tới tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị, đã tham gia sâu hơn vào các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững.
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở phạm vi toàn cầu được nêu ra có việc tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho việc đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ, sandbox.
Đề xuất các thanh viên IPU xem xét thiết lập mạng lưới các nghị sĩ trẻ toàn cầu về đổi mới sáng tạo để đồng hành cùng chính phủ các nước hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ tốt hơn cho phát triển bền vững thông qua đổi mới sáng tạo.
Phát triển các sáng kiến, hoạt động, tổ chức có năng lực kết nối, hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp ở phạm vi nhiều quốc gia. Từ đó, tạo môi trường đào tạo và thực hành tốt cho nguồn nhân lực tương lai cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững.
Trung tâm của Đổi mới sáng tạo, của khởi nghiệp phải được xác định là con người, là thế hệ trẻ. Các chính sách cần hướng tới thúc đẩy và khuyến khích các hoạt động của thế hệ trẻ nhằm đào tạo ra lực lượng lao động công nghệ cao trong tương lai.