Sức hấp dẫn không thể phủ nhận đến từ khả năng tiêu thụ cũng như ảnh hưởng và xu hướng chuyển dịch thói quen từ khu vực thành thị (urban) sang khu vực nông thôn (rural). Điều này tạo cơ hội mở rộng phát triển các thương hiệu cà phê và nhà đầu tư.
Sức hấp dẫn của thị trường cà phê
Sự hiện diện của các thương hiệu mới cho thấy sự sôi động nhưng đầy thách thức của thị trường cà phê Việt. Nhiều người mới đến nhưng cũng nhiều thương hiệu rời đi. Để thành công, các thương hiệu cần xác định phân khúc thị trường mục tiêu và giữ chân khách hàng trung thành.
Điểm mạnh của chuỗi cà phê nước ngoài là tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, điểm yếu là chi phí vận hành cao. Trong khi đó, sức cạnh tranh của các công ty Việt Nam nằm ở sự am hiểu sâu sắc về thị hiếu khách hàng. Sau Covid-19, việc tham gia kinh doanh cà phê ở thời điểm này nhiều cơ hội nhưng cũng lắm khó khăn. Nhiều nhà đầu tư lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền từ các thương hiệu đã thành công để rút ngắn quá trình học hỏi, tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận.
Cơ hội đầu tư nhượng quyền kinh doanh cà phê
Dư chấn của Covid-19 vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng. Điều này tác động không nhỏ tới thị trường dịch vụ nói chung và cà phê nói riêng. Tuy nhiên, dòng tiền không lưu thông là dòng tiền chết, là quy luật mà không nhà đầu tư nào muốn mắc phải. Đầu tư nhượng quyền cà phê đưa đến bài toán khó khi các mô hình kinh doanh đang ở trạng thái “bất ổn”, tích cực chuyển mình, từng bước tiến hành điều chỉnh chiến lược để thích ứng với tình hình thực tế.
Viễn cảnh sở hữu một cửa hàng đồ uống cho riêng mình luôn hấp dẫn người đầu tư. Tuy nhiên, tỉ lệ % người khởi nghiệp thất bại luôn là tảng băng chìm cực lớn không được công bố. Việc kinh doanh nhượng quyền có thể lấy đi sáng tạo và mạo hiểm, nhưng là phương án đảm bảo doanh thu.
Với cuộc chiến kinh doanh cà phê, mặt bằng đẹp là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn sớm. Tùy vị trí, diện tích, mặt tiền mà phí thuê mặt bằng quán có thể chiếm từ 30% - hơn 40% tổng chi phí mỗi tháng. Tuy nhiên, Covid-19 mang đến cơ hội vàng cho nhà đầu tư khi nhiều doanh nghiệp, cửa hàng đóng cửa và trả lại mặt bằng, dẫn đến việc biến động giảm sâu của thị trường nhà đất cho thuê kinh doanh, với mức giá “không tưởng” trong nhiều năm trở lại đây.
Tiêu chí lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp
Trên hết, đầu tư nhượng quyền cà phê ở thời điểm này vẫn bao gồm cả cơ hội và rủi ro. Tuy nhiên, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kiểm soát điều đó. Việc lựa chọn một thương hiệu cà phê giữa vô vàn cái tên như Highland Coffee, Gemini, Kafa Café… đòi hỏi quá trình tìm hiểu sâu và sự tỉnh táo của nhà đầu tư. Số lượng cửa hàng không đại diện và đảm bảo hoàn toàn mức độ thành công khi nhượng quyền thương hiệu. Tốc độ mở rộng cần tương xứng với sự trưởng thành của thương hiệu.
Đại dịch Covid-19 vô tình hình thành hệ tiêu chuẩn “kép” để đánh giá sức khỏe một thương hiệu cà phê. Đó là 2 yếu tố “mô hình tinh gọn” và “sự linh hoạt” trong khả năng ứng biến với thay đổi môi trường. Kafa Café nổi lên như một cái tên hấp dẫn với nhà đầu tư khi đáp ứng hệ tiêu chuẩn kép này. Điều đó được thể hiện thông qua hiệu quả kinh doanh mạnh mẽ, liên tục mở mới 20 điểm trong năm 2020, nâng tổng số cửa hàng lên 50.
Với định vị “cà phê đường phố” và sự am hiểu cà phê bản địa, thói quen, hành vi của khách, Kafa Café chú trọng vào “trải nghiệm của khách hàng” từ việc kiến tạo không gian mở, gần gũi, với thiết kế đặc trưng cùng hương vị cà phê phố phường, chuẩn gout người Việt. Hệ thống vận hành được gọt giũa nhiều năm đảm bảo tính ổn định song song chất lượng sản phẩm. Không theo hướng phát triển “nóng” và nhượng quyền ồ ạt, Kafa Café lựa chọn con đường chậm và chắc trong cuộc chơi. Chi phí đầu tư phù hợp, mô hình tinh gọn, hệ thống quản lý đồng nhất, chất lượng đồ uống ổn định với cấu trúc đồ uống truyền thống kết hợp đồ mới theo mùa, hỗ trợ truyền thông mạnh mẽ từ công ty mẹ, Kafa Café thực sự chứng minh thành công bằng những con số biết nói, tạo điểm nhấn cho bức tranh ảm đạm của thị trường F&B năm 2020.