Ngành dệt may tại Ấn Độ hiện ước tính đạt khoảng 152 tỷ đô la Mỹ, đóng góp 7% vào sản xuất công nghiệp và 2,3% vào GDP của Ấn Độ.
Đây cũng là ngành sử dụng lao động lớn thứ hai trong cả nước sau nông nghiệp, cung cấp việc làm cho hơn 100 triệu lao động trực tiếp và gián tiếp. Ngành này cũng đóng góp 12% vào tổng giá trị xuất khẩu của Ấn Độ.
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ năm 2021 đạt 41,4 tỷ đô la Mỹ, tăng 39,67% so với năm trước. Ấn Độ là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới với 26,2 tỷ đô la Mỹ và thị phần của nước này trong thương mại hàng dệt may thế giới đạt khoảng 4,7% vào năm 2021.
Ngành dệt tổng hợp và tơ nhân tạo (MMF) của Ấn Độ
Là nhà sản xuất polyester và viscose lớn thứ 2 trên toàn cầu, Ấn Độ cung cấp toàn bộ các mặt hàng dệt polyester, rayon, nylon, acrylic và sợi tổng hợp cho những khách hàng quốc tế khó tính. Ngành công nghiệp dệt may MMF ở Ấn Độ tự chủ trong toàn bộ chuỗi giá trị từ nguyên liệu thô đến sản phẩm may mặc.
Sợi visco |
Ấn Độ là một trong những nước sản xuất sợi lớn nhất trên thế giới, đặc biệt mạnh về Sợi Staple Polyester và Sợi Staple Viscose. Sợi Ấn Độ rất được yêu thích bởi các nhà thiết kế, thợ dệt và thợ dệt kim vì chất lượng cao, tính nhất quán và kiểu dáng sáng tạo.
Nhờ vào di sản phong phú và nghề thủ công tinh tế, Ấn Độ cũng sản xuất và cung cấp nhiều loại vải polyester, rayon, nylon và sợi tổng hợp xuất sắc mang đến nhiều sự lựa chọn đáp ứng mọi nhu cầu - phong cách, với sự tinh tế, thoải mái, hợp thời trang, kể cả thời trang cao cấp.
Sợi filament polyester |
Công nghiệp dệt bông Ấn Độ
Ngành dệt bông Ấn Độ nổi bật trên thế giới nhờ các yếu tố chính như nguồn sợi dồi dào, chi phí sản xuất cạnh tranh, cơ sở sản xuất tích hợp theo chiều dọc, và chủng loại sản phẩm đa dạng.
Ấn Độ là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, với giá trị hàng hóa xuất khẩu trị giá 14,37 tỷ đô la Mỹ vào năm 2021 với tỷ trọng 10,1%. Xuất khẩu vải bông của Ấn Độ năm 2021tăng 51,2% so với năm trước.
Năm 2021, Ấn Độ chiếm 31,12% thị phần hàng đầu trên thị trường sợi bông toàn cầu. Với hơn 50 triệu cọc sợi, nước này có công suất kéo sợi lớn thứ hai thế giới. Năm 2021, giá trị xuất khẩu sợi bông của Ấn Độ đạt 4,93 tỷ đô la Mỹ.
Vải dệt thoi Ấn Độ
Trong khi tiếp tục di sản phong phú về dệt thủ công qua nhiều thế kỷ, Ấn Độ ngày nay đã nổi lên như một trong những trung tâm sản xuất công nghệ cao, tiên tiến nhất cho các loại vải dệt thoi với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Nhiều nhà máy dệt tích hợp theo chiều dọc, các khu dệt công nghệ cao và các đơn vị dệt độc lập trên khắp Ấn Độ có khả năng đưa ra những đổi mới liên tục về vải dệt thoi.
Vải dệt kim Ấn Độ
Ngày càng có nhiều nhà sản xuất vải dệt kim ở Ấn Độ cung cấp các cơ sở từ kéo sợi đến hàng dệt kim thành phẩm, sử dụng công nghệ dệt kim tròn, nhuộm, in, hoàn thiện, thêu và may mặc đẳng cấp thế giới. Các đơn vị dệt kim chính tập trung ở Tirupur và Coimbatore ở Nam Ấn Độ và Ludhiana ở Bắc Ấn Độ. Năm 2021, Ấn Độ xuất khẩu vải bông trị giá 3,24 tỷ đô la Mỹ.
Xuất khẩu hàng dệt may tổng hợp của Ấn Độ sang Việt Nam
Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thụ hàng dệt từ sợi nhân tạo của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á. Xuất khẩu hàng dệt may tổng hợp của Ấn Độ sang Việt Nam trong năm tài khóa 2021-2022 đạt khoảng 60 triệu đô la Mỹ.
Thị phần của Ấn Độ trong tổng nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 2,31%, trị giá 648,97 triệu đô la Mỹ vào năm 2021.
Các mặt hàng dệt may MMF chính của Ấn Độ đang được xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm vải Polyester pha Viscose Rayon, vải pha Polyester, vải len Polyester, Sợi Polyester Filament, Sợi Polyester Spun, và một số loại khác.
Các sáng kiến thúc đẩy đầu tư của chính phủ
Chính phủ Ấn Độ khuyến khích 100% vốn FDI vào lĩnh vực dệt may của Ấn Độ theo lộ trình tự động, có nghĩa nhà đầu tư không cư trú hoặc công ty Ấn Độ không cần bất kỳ loại chấp thuận nào từ Chính phủ Ấn Độ đối với khoản đầu tư và 100% vốn FDI được phép ở Ấn Độ. FDI vào ngành dệt may đã lên tới 3.93 tỷ đô la Mỹ trong năm 2021.
Hiện có hơn 2.100 đơn vị sản xuất trong lĩnh vực dệt kỹ thuật tập trung quanh các bang Gujarat, Maharashtra và Tamil Nadu ở Ấn Độ.
Cùng với đó là Đề án Khuyến khích Liên kết Sản xuất (PLI) cho các sản phẩm dệt may kỹ thuật và sợi nhân tạo nhằm nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của Ấn Độ, thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của ngành dệt may.
Theo đó, thành phố cũng tổ chức buổi giao lưu cập nhật tình hình hợp tác trong lĩnh vực Dệt May giữa Việt Nam - Ấn Độ vào ngày 23/9, với sự tham gia của các doanh nghiệp dệt may Ấn Độ. Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ: com.hcm@mea.gov.in; Di động 0859763458