Doanh nghiệp
Coi Omicron ít nghiêm trọng và có thể kiểm soát được, doanh nghiệp EU tại Việt Nam tin sẽ phục hồi nhanh
Thế Hải - 23/04/2022 10:51
Hơn 2/3 doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng nền kinh tế phát triển mạnh trong 3 tháng tới. Nội dung này có trong Báo cáo Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham).
Nhiều doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đánh giá cao tác động của Hiệp định EVFTA tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.

72% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã có hiểu biết cụ thể về cam kết cũng như tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và gần một nửa tin rằng, Hiệp định có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khoảng 6% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tin EVFTA  mang lại hiệu quả rõ rệt cho hoạt động kinh doanh của họ. Ngoài ra, EVFTA cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư của cả hai bên và giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

Nội dung này được nêu Báo cáo Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) do Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu (EuroCham).

Theo BCI, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã tang trở lại ở mức cao nhất kể từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát vào tháng 4 năm ngoái. Cụ thể, Chỉ số BCI trong quý đầu tiên của năm 2022 đã tăng lên 73, đạt điểm cao nhất sau đợt thứ tư của đại dịch. Các doanh nghiệp châu Âu bày tỏ lạc quan hơn sau khi Việt Nam nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch và tiếp tục tăng tốc phát triển kinh tế.

Báo cáo cho biết, các doanh nghiệp coi biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn và có thể kiểm soát được. Điều này cho phép các doanh nghiệp phục hồi nhanh hơn sau năm 2021 ảm đạm vì Covid-19, dẫn đến chỉ số BCI tăng trong quý I năm nay.

Chỉ số này dự kiến ​​sẽ được duy trì xu hướng cải thiện trong quý 2 với việc các thành viên lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh. Hơn 2/3 doanh nghiệp bày tỏ tin tưởng vào khả năng nền kinh tế phát triển mạnh trong 3 tháng tới.

Là một FTA thế hệ mới có tiêu chuẩn cao, toàn diện, mức độ cam kết sâu và rộng nhưng đồng thời vẫn đảm bảo sự cân bằng lợi ích cho cả hai bên, EVFTA được đánh giá có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU.

Theo các cam kết trong hiệp định, EVFTA sẽ loại bỏ gần như tất cả các loại thuế quan giữa EU và Việt Nam. 65% giá trị hàng xuất khẩu của EU vào Việt Nam sẽ được loại bỏ vào thời điểm FTA có hiệu lực, với các mức thuế còn lại sẽ được loại bỏ dần trong những năm tiếp theo. Trong khi đó, 71% hàng hóa nhập khẩu của EU từ Việt Nam được miễn thuế và con số này sẽ tăng lên hơn 99% trong vòng 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Có hiệu lực từ 1/8/2020, EVFTA được đánh giá là hiệp định thương mại tự do được tận dụng tốt nhất trong năm đầu tiên thực thi.

Riêng năm 2021, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 63,6 tỷ USD, tăng trưởng 14,8% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu sang EU đạt 45,8 tỷ USD, tăng 14,2%; còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2020.

Quý I/2022, thương mại 2 chiều Việt Nam - EU đạt 16,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang EU đạt 11,2 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ và ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ EU đạt gần 4,2 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ.

Nhấn mạnh về cơ hội và kế hoạch của các doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam trong thời gian tới, đại diện EuroCham nhận định, với việc dịch bệnh được kiểm soát, cùng lợi thế lớn từ EVFTA và tới đây là EVIPA, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm một điểm đến ổn định, an toàn, thịnh vượng và cạnh tranh.

Một mặt, EVFTA làm gia tăng vốn FDI từ cả các đối tác trong và ngoài EU; cải thiện chất lượng dòng vốn FDI; nâng cao vị thế và mức độ tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị khu vực

Tin liên quan
Tin khác