Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
TP.Long Xuyên được đánh giá có vị trí chiến lược trong vùng. |
TP.Long Xuyên là tỉnh lỵ của tỉnh An Giang (dân số đứng thứ 2 trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sau TP. Cần Thơ) được đánh giá có vị trí chiến lược trong vùng, là điểm giao thoa giữa hai khu vực năng động của vùng đô thị trung tâm và tứ giác Long Xuyên; nằm trong trung tâm của vùng tam giác phát triển bao gồm TP.HCM, Cần Thơ, PhnomPenh (Campuchia) và nằm trên các trục hành lang kinh tế đô thị quốc tế, quốc gia.
Theo Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên Phạm Thành Thái, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thành phố trong 20 năm qua đạt từ 12,5 - 13%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng thương mại - dịch vụ và công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao, thu ngân sách mỗi năm bình quân tăng từ 10% trở lên; riêng năm 2019, thu ngân sách Nhà nước đạt trên 1.288 tỷ đồng và là địa phương đầu tiên của tỉnh tự cân đối thu – chi ngân sách.
Công tác quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng được thành phố tập trung thực hiện, như: Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cụm công nghiệp Mỹ Quý, đang hình thành cụm công nghiệp Bình Đức và kêu gọi đầu tư khu công nghiệp Vàm Cống cùng cụm tiểu thủ công nghiệp Tây Huề; nâng cấp đồng bộ 168 tuyến đường đô thị, hoàn thành Phố đi bộ Hai Bà Trưng - Nguyễn Huệ; chỉnh trang đường Trần Hưng Đạo; đấu nối hoàn thiện các tuyến đường nội ô: Lý Thái Tổ (nối dài), Ung Văn Khiêm (mở rộng),... thực hiện 2 dự án từ nguồn vốn ODA là dự án thu gom và xử lý nước thải và dự án nâng cấp, mở rộng và phát triển đô thị.
Đặc biệt, Dự án đường tránh Long Xuyên được tập trung triển khai với tổng kinh phí trên 2.000 tỷ đồng, đây là một trong những dự án lớn nhất từ trước đến nay được triển khai trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường công tác mời gọi đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án. Đến nay, có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã triển khai các dự án thương mại, dịch vụ và hạ tầng đô thị, như: Khu đô thị Sao Mai, Khu đô thị Golden City, Khu đô thị Diamond City (Tây Sông Hậu), Khu đô thị mới Tây Nam, đường giải thoát giao thông khu dân cư Nam Trà Ôn, khu đô thị mới FLC An Giang, dự án đầu tư du lịch nghỉ dưỡng cồn Phó Ba (xã Mỹ Hòa Hưng), khu vui chơi giải trí Mỹ Khánh…, với tổng vốn đăng ký đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nhanh, bền vững.