Ông Ngô Minh Ngọc, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp Hà Nam, Trưởng ban quản lý Khu công nghiệp Ứng dụng công nghệ cao Hà Nam. |
Ngày 30/10, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tổ chức hội thảo tham vấn với chủ đề “Rào cản trong phát triển thị trường đất Nông nghiệp Việt Nam”.
Tham dự hội thảo có lãnh đạo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông thôn, lãnh đạo các tỉnh Hà Nam, An Giang, Hoà Bình, Lâm Đồng...
Trả lời báo chí tại Hội thảo về vấn đề thu hút đầu tư nông nghiêp công nghệ cao tại Hà Nam, ông Ngô Minh Ngọc, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp Hà Nam, Trưởng ban quản lý Khu công nghiệp Ứng dụng công nghệ cao Hà Nam cho biết, tỉnh đã có nhiều hỗ trợ về cơ chế chính sách, vốn đầu tư và tích ruộng đất tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn vào nông nghiệp.
Đầu tiên là tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay trên cơ sở gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển nông nghiệp. Tỉnh đã hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký trên cơ sở trình bày nguyện vọng để tỉnh báo cáo Ngân hàng nhà nước cân đối giải ngân. “Hiện Hà Nam đã tiếp cận được và giải ngân gần 100 tỷ đồng cho doanh nghiệp và các hộ sản xuất trên địa bàn”, ông Ngọc cho hay.
Thứ hai về tích tụ tập trung ruộng đất, Hà Nam đang là một trong những tỉnh đi đầu về tích tụ đất nông nghiệp, giao diện tích lớn cho doanh nghiệp để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, sản xuất hàng hoá với quy mô lớn.
“Chính qyền cấp huyện cấp xã đứng ra thuê đất của dân trong vòng 20 năm, sau đó cho doanh nghiệp thuê lại đúng với thời gian và giá thuê của dân. Song trong quá trình triển khai tỉnh còn vướn mặc ở quy định của Luật Đất đai quy định không cho phép chính quyền các cấp quyền đứng ra thuê lại đất của dân, sau đó cho doanh nghiệp thuê lạ quyền sử dụng đất đó”, ông Ngọc chia sẻ.
Do vậy, dù gặp nhiều khó khăn trong khẩu thực hiện, nhưng đến nay, tỉnh đang tập trung tích thụ được trên 350 ha, trong đó đã bàn giao giao 210 ha cho bốn doanh nghiệp vào đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Bao gồm Công ty VinEco, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam, Công ty nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phù Vân và tập đoàn Vinamilk.
Cũng theo Phó Giám đốc sở Nông nghiệp Hà Nam, trong suốt quá trình thực hiện tỉnh đều báo cáo với Chính phủ và các cơ quan trung ương, tỉnh cũng đang xây dựng đề án thí điểm phương pháp tích tụ của Hà Nam để trình với Chính phủ cho phép Hà Nam thực hiện chương trình này.
“Tỉnh mong muốn Chính phủ cho phép Hà Nam được áp dụng đề án thí điểm phương pháp tích tụ. Chính quyền các cấp, cấp huyện, cấp xã đứng ra ký hợp đồng thuê đất cả dân, sau đó tỉnh cho doanh nghiệp thuê lại quyền sử dụng đất đó đúng thời gian với giá của hộ nông dân. Đây cũng là điều xuất phát từ nhu cầu thực tế từ các hộ dân cho thuê đất, và cũng là nguyện vọng của doanh nghiệp”, ông Ngọc đề xuất.