- Đại biểu Quốc hội Việt Nam bị cáo buộc “mua” hộ chiếu Cộng hoà Síp nói gì
- Đại biểu Quốc hội chỉ được có một quốc tịch Việt Nam
- Bao giờ có hướng dẫn trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội?
- Quốc hội họp kín bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách đại biểu bà Châu Thị Thu Nga
- Bị cáo Châu Thị Thu Nga nhận án chung thân, buộc bồi thường hơn 54 tỉ đồng
Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc phát biểu tại nghị trường. |
Trong nhiệm kỳ của mình, nếu đại biểu Quốc hội có thay đổi về lý lịch thì phải báo cáo, nhưng cơ quan có thẩm quyền không hề nhận được báo cáo của đại biểu Phạm Phú Quốc.
Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Trần Văn Tuý cho biết thông tin trên, sau khi đại biểu Phạm Phú Quốc (TP.HCM) xác nhận việc có 2 quốc tịch.
Trước đó, ông Quốc có trong danh sách những chính trị gia đã "mua" hộ chiếu châu Âu, theo tài liệu được Hãng tin Al Jazeera (hãng tin nhà nước của Qatar) công bố.
Trao đối với báo chí sau đó, ông Trần Văn Tuý cho biết ông chưa nhận được báo cáo chính thức nào về việc sở hữu 2 quốc tịch của đại biểu Phạm Phú Quốc, mà chỉ mới tiếp nhận thông tin qua báo chí và mạng xã hội.
“Tôi có đọc báo thấy đại biểu Phạm Phú Quốc xác nhận việc có 2 quốc tịch. Tôi đã chỉ đạo cơ quan giúp việc của Ban Công tác đại biểu xác minh thông tin này. Trước hết, cơ quan quản lý hộ chiếu phải có thông tin chính thức là đại biểu Quốc có 2 hộ chiếu hay không, rồi trên cơ sở đó mới đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP.HCM phát biểu quan điểm, vì Mặt trận Tổ quốc đã tổ chức hiệp thương bầu cho đại biểu này". ông Tuý giải thích về quy trình.
Ông Túy cho biết thêm, sau đó, toàn bộ hồ sơ sẽ được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, chỉ có Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có thẩm quyền giải thích pháp luật. Bởi vì đại biểu Quốc hội có quyền bất khả xâm phạm nên tất cả các thủ tục phải được tiến hành rất chặt chẽ”.
Ông Tuý cũng cho rằng, vấn đề phải làm hiện nay là tìm hiểu rõ xem thời điểm đại biểu Quốc nhận hộ chiếu Cộng hòa Síp là bao giờ. “Nếu là một cán bộ hành chính thì việc xem xét đơn giản hơn. Nhưng đây là đại biểu Quốc hội, phải hết sức trân trọng những cử tri đã bầu ra họ, nên chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục phù hợp với quy định”, ông Tuý nói.
Theo trao đổi của đại biểu Phạm Phú Quốc với báo chí thì ông đã có quốc tịch Cộng hoà Síp từ giữa năm 2018. Nhưng quốc tịch này do gia đình ông bảo lãnh, thông tin về việc ông mua quốc tịch thứ hai là không chính xác.