Doanh nghiệp
Đạm Cà Mau: Gắn cổ phần hóa với niêm yết
Ngân Hà - 30/03/2015 08:56
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - PVCFC) sẽ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 31/3/2015, đúng như lời hứa với nhà đầu tư khi thực hiện IPO.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đạm Cà Mau đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường Campuchia
Đạm Cà Mau: Chuyện người tiên phong
Chốt phiên IPO lớn nhất năm, nhà nước thu gần 1.600 tỷ

Nội lực của doanh nghiệp, hoạt động hiệu quả với chiến lược tăng trưởng được cụ thể hóa bằng nhiều con số đã thuyết phục hàng ngàn nhà đầu tư bỏ vốn vào Đạm Cà Mau, còn thị trường chứng khoán hứa hẹn sẽ có thêm một cổ phiếu blue-chips.

Hiện sản phẩm Đạm Cà Mau rất được bà con nông dân tin dùng

Khẳng định nội lực

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), nguyên Trưởng ban quản lý Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau cho biết, là dự án trọng điểm quốc gia, ngay từ đầu Nhà máy Đạm Cà Mau được xác định đầu tư lớn với công nghệ hiện đại nhất trên thế giới nhằm đủ năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước, mà cả ở các thị trường quốc tế. Trong định hướng của Tập đoàn, sản xuất đạm thuộc nhóm ngành chế biến sâu lọc hóa dầu, một trong những lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn, bởi vậy, Đạm Cà Mau luôn được quan tâm và hỗ trợ nhằm có hiệu quả hoạt động thật tốt.

Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động, PVCFC đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường với những kết quả khả quan trong công tác quản lý, vận hành sản xuất và phát triển kinh doanh. Với lợi thế về sản phẩm đạm hạt đục lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam và chọn cách đi gắn liền với đồng đất, với lợi ích của người nông dân, Đạm Cà Mau - Hạt Ngọc Mùa Vàng đã trở thành lựa chọn số một tại thị trường mục tiêu là Đồng bằng sông Cửu Long và đang tiếp tục được mở rộng từng bước một cách chắc chắn ra các vùng thị trường khác trong nước cũng như sang Campuchia, một thị trường mục tiêu khác của Công ty.

Năm 2014, Đạm Cà Mau đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch. Đây là năm đầu tiên, Nhà máy Đạm Cà Mau vận hành vượt công suất thiết kế, góp phần đưa ra thị trường 805.000 tấn phân đạm, mang về doanh thu gần 6.300 tỷ đồng. Quý I/2015, Công ty vẫn tiếp tục duy trì đà thành công của năm 2014, ước thực hiện các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh vượt 15% so với cùng kỳ năm trước.

Vươn ra biển lớn

PVCFC xác định 3 thị trường mục tiêu chính, gồm Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Campuchia. Đây là các thị trường có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô diện tích trồng trọt của vùng rộng lớn; địa hình chủ yếu là đồng bằng, khí hậu thuận lợi cho canh tác, phát triển nông nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu những mặt hàng nông sản có giá trị cao. Nhu cầu urê của 3 thị trường trên có quy mô lớn, sức tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, khoảng cách địa lý từ Nhà máy Đạm Cà Mau đến các vùng tiêu thụ trên khá gần so với các thị trường khác, giúp giảm thiểu chi phí logistics, duy trì giá bán hợp lý nhằm cạnh tranh vượt trội so với đối thủ trên thị trường.

Với 4,1 triệu ha đất trồng lúa, thị trường Tây Nam Bộ được coi là thị trường tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước, nhu cầu urê hàng năm khoảng 700.000 tấn, chiếm 1/3 nhu cầu urê cả nước. Thị phần Đạm Cà Mau tại thị trường này liên tục được cải thiện và có bước tiến bộ vượt bậc: năm 2012, thị phần đạt 30%, năm 2013 đạt 45% và năm 2014 đạt 55%.

Thị trường Đông Nam Bộ có mức tiêu thụ hàng năm khoảng 400.000 - 420.000 tấn, chiếm 25% nhu cầu urê cả nước. Tại thị trường này, dù gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh so với sản phẩm khác, nhưng thị phần Đạm Cà Mau cũng được cải thiện hàng năm: năm 2012, thị phần đạt 10%, năm 2013 đạt 19% và năm 2014 đạt 25%.

Thị trường Campuchia có tập quán canh tác chủ yếu sử dụng urê với nhu cầu tiêu thụ đạt 250.000 tấn/năm, trong đó urê hạt đục chiếm tới 80%. Việc tiêu thụ Đạm Cà Mau được triển khai thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp cho các đại lý và từng bước chiếm được cảm tình rất lớn của người tiêu dùng. Theo đó, năm 2012, thị phần Đạm Cà Mau đạt 10%, năm 2013 đạt 30% và năm 2014 đạt 35%.

Với chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nhất là mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015, nhu cầu tiêu thụ urê của Campuchia trong vòng 5 năm tới sẽ tăng mạnh, dự báo lên tới 400.000 - 450.000 tấn/năm. Đây  chính là cơ hội để Đạm Cà Mau mở rộng thị trường. Mới đây, Công ty đã chính thức sự hiện diện của mình tại thị trường này bằng việc ký kết hợp đồng phân phối với 3 doanh nghiệp bản địa. Tới đây,  PVCFC sẽ triển khai các hoạt động quảng cáo, truyền thông, tiếp thị trực tiếp tới người nông dân nhằm nâng cao hơn nữa hình ảnh, thương hiệu, khẳng định chất lượng sản phẩm theo cam kết của Đạm Cà Mau với khách hàng.

Ngoài 3 thị trường trên, PVCFC đang mở rộng, phát triển thị trường trong nước như miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, xuất khẩu sang Thái Lan và các nước châu Á khác, với mục tiêu chiếm lĩnh tối thiểu 65% thị trường Tây Nam, 30% thị trường Bộ Đông Nam Bộ và 50% thị trường Campuchia  trong giai đoạn 2015 - 2020.

Sáng tạo không ngừng

Không dừng lại ở sản phẩm truyền thống, PVCFC định hướng tiếp tục phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại của Nhà máy Đạm Cà Mau.  Từng hạt đạm hạt đục sẽ được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm mới có giá trị gia tăng, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng như phân Urê, Urê+TE, phân hữu cơ vi sinh, phân bón phức hợp... Nhà đầu tư có thể kỳ vọng rằng, sự năng động trên sẽ tạo ra những điểm cộng trong cơ cấu lợi nhuận của PVCFC, góp phần đưa lợi nhuận chung của doanh nghiệp cao hơn so với định mức.

Rõ ràng là, với lợi thế hiện tại và tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai, việc PVCFC đưa cổ phiếu lên niêm yết trên HOSE với mã DCM sẽ góp thêm hàng hóa chất lượng cho thị trường. Sau khi niêm yết, DCM sẽ nằm trong top 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE, do đó, sẽ được sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ ETF.

CEO Group nhắm doanh thu 1.000 tỷ đồng

() Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Đầu tư CEO - CEO Group (mã CEO, sàn HNX) diễn ra sáng 25/3 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2015 với doanh thu hợp nhất 1.000 tỷ đồng. 

Cuối 2015, giá trị các dự án FLC có thể đạt 1,3 tỷ USD

() Tại Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã FLC, sàn HOSE) vừa diễn ra sáng (21/3), ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC cho biết, tổng giá trị tài sản các dự án mà Tập đoàn đang đầu tư đã lên tới con số hơn 425 triệu USD, tương đương gần 10.000 tỷ đồng.

Trực tiếp: Đại hội đồng cổ đông CTCP Khoáng sản FECON

() Sáng nay (21/3), Công ty cổ phần Khoáng sản FECON (FCM – HOSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 để thông qua nhiều vấn đề quan trọng, bao gồm kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2014, kế hoạch SXKD năm 2015, kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, thay đổi nhân sự HĐQT và bầu mới thay thế thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2010 – 2015…

Tin liên quan
Tin khác