Tại Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa năm nay, Vinamilk đã mang đến một không gian đa chiều độc đáo, giới thiệu các dòng sản phẩm tiên phong, đột phá về công nghệ và dinh dưỡng, sức khỏe như sữa tươi Vinamilk 100%, Vinamilk Green Farm, sữa hạt 9 loại hạt Vinamilk...
Ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk phát biểu tại sự kiện khai mạc Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024. |
Đây cũng là loạt sản phẩm đã chinh phục các giải thưởng danh giá thế giới trong ngành thực phẩm như giải thưởng Sáng tạo Ngành Sữa Thế Giới (World Dairy Innovation Awards 2023), giải thưởng Vị ngon thượng hạng (Superior Taste Awards 2023), chứng nhận Clean Label của tổ chức Clean Label Project…
Không gian rực rỡ sắc màu tại Triển lãm. |
Ngoài ra, khu vực giới thiệu các món thức uống được pha chế từ sản phẩm Vinamilk theo công thức sáng tạo cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách tham quan. Vẫn là những sản phẩm Vinamilk quen thuộc trong mỗi gia đình như sữa tươi, sữa đặc, sữa chua… nhưng được biến tấu thành những thức uống vừa ngon mắt – vừa ngon miệng.
Super Nut Cappuccino, kem tươi Vinamilk Frozen Yogurt, Slush Vfresh Necta Đào… là những món nước sáng tạo, thu hút đông đảo khách đến thử. |
Bên cạnh trải nghiệm không gian đa sắc màu, Vinamilk đã tổ chức nhiều hoạt động hướng đến môi trường như “Đổi vỏ hộp nhận quà xanh”, “Check-in tại Vinamilk Net Zero để góp cây cho Việt Nam” thông qua dự án Cánh rừng Net Zero Vinamilk… Hoạt động này cũng hưởng ứng thông điệp chung của triển lãm năm nay về phát triển bền vững.
Các em nhỏ được uống sữa thỏa thích, tham gia sân chơi miễn phí và các hoạt động đổi vỏ hộp sữa lấy quà, check-in góp cây cho rừng nhân ngày 1/6. |
Phát triển bền vững, đã trở thành từ khóa nổi bật của ngành sữa trên thế giới. Không nằm ngoài xu hướng này, ngành sữa Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh phát triển bền vững, hướng đến một Việt Nam khỏe mạnh.
Theo ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp, như Vinamilk, đã tạo được dấu ấn “xanh” tại triển lãm năm nay với hành trình Vinamilk tiến đến Net Zero (đạt phát thải ròng bằng 0).
“Chúng ta đã có những nhà máy, trang trại đầu tiên đạt trung hòa Carbon, Việt Nam cũng đã có doanh nghiệp tham gia trong sáng kiến toàn cầu của ngành sữa về Net Zero.
Đó là các bước tiến lớn của ngành sữa Việt Nam. Tôi cho rằng, sự tích cực của doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt sẽ tạo được tác động lớn, giúp thúc đẩy sản xuất xanh – tiêu dùng xanh của ngành, hướng đến mục tiêu chung là Net Zero”, ông Trung chia sẻ.
Khách tham quan triển lãm check-in tại khu vực của Vinamilk có thể góp 1 cây xanh cho Việt Nam qua dự án Cánh rừng Net Zero. |
Vinamilk là doanh nghiệp tiên phong hưởng ứng mục tiêu đầy thách thức theo cam kết của Chính Phủ tại COP26 với chương trình hành động Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050.
Vinamilk cũng là đơn vị đầu tiên tham gia ủng hộ sáng kiến Pathways to Dairy Net Zero của ngành sữa thế giới, công bố lộ trình tiến đến Net Zero vào 2050 và đồng thời thực hiện dự án “Cánh rừng Net Zero Vinamilk” .
Các khách mời của triển lãm chụp ảnh lưu niệm tại khu vực thông tin về chủ đề Net Zero của Vinamilk. |
Chưa đầy một năm từ khi công bố lộ trình, Vinamilk đã có 3 đơn vị đạt chứng nhận trung hòa carbon (Net Zero) theo tiêu chuẩn PAS2060:2014 và cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có cả nhà máy và trang trại đạt Net Zero theo tiêu chuẩn này.
Tất cả các nỗ lực này nằm trong lộ trình xanh mà Vinamilk đã và đang đẩy mạnh để thực hiện các cam kết về phát triển bền vững cũng như sứ mệnh “chăm sóc” cốt lõi trong gần 50 năm qua.
Thực tế trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh. Điển hình như chuyển dịch năng lượng tích cực, trong đó năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27,1% trong tổng công suất và 13,7% về sản lượng trong hệ thống điện toàn quốc.
Nếu so với mục tiêu đề ra đến năm 2030 đạt khoảng 15-20% và năm 2045 đạt khoảng 25-30% trong Nghị quyết số 55-NQ/TW, công suất các nguồn năng lượng tái tạo có thể đạt được.
Tỷ trọng kinh tế số trong GDP của Việt Nam đến cuối năm 2023 đạt 16,5%. Tín dụng xanh tăng trưởng 20%/năm từ năm 2017 đến nay và chiếm gần 4,5% dư nợ của nền kinh tế năm 2023. Giai đoạn 2019 - 2023, Việt Nam đã phát hành khoảng 1,16 tỷ USD trái phiếu xanh.
Năm 2023, Việt Nam bán thành công 10,3 triệu tín chỉ các-bon thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) thu về 51,5 triệu USD; năm 2022, cả nước có khoảng 240.000 hecta canh tác hữu cơ (trong khi năm 2016 chỉ là 77.000 ha); có 59/63 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai nông nghiệp hữu cơ…
Những kết quả trên cho thấy, dù là nước đang phát triển, nhưng Việt Nam đã chủ động hội nhập xu thế phát triển thời đại. Thúc đẩy để chuyển nhanh sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế dựa vào tri thức, kinh tế tuần hoàn và luôn nhất quán quan điểm xuyên suốt là phát triển bền vững và không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.
Để cuộc cách mạng xanh thành công, phải có sự tham gia của các bên. Đó là sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả của cộng đồng quốc tế, kiến tạo môi trường thuận lợi của Chính phủ, triển khai quyết liệt ở các địa phương. Đặc biệt là vai trò trung tâm trong triển khai thực hiện và hưởng thụ thành quả của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và trong đó không thể thiếu một lực lượng lớn của báo chí - truyền thông.