- [Infographic] Những thách thức đối với an ninh nguồn nước ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước và bài toán xuyên biên giới
- {Longform} Đồng bằng sông Cửu Long mùa đỏ trời, trắng đất - Kỳ 1: Quay cuồng trong… khát
- {Longform} Đồng bằng sông Cửu Long mùa đỏ trời, trắng đất - Kỳ 2: Những điều trông thấy...
- {Longform} Đồng bằng sông Cửu Long mùa đỏ trời, trắng đất - Kỳ 3: Hạn mặn... không đáng sợ
- {Longform} Đồng bằng sông Cửu Long mùa đỏ trời, trắng đất - Kỳ 4: "Sống khỏe" với hạn mặn
Tại phiên họp thứ 48, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe kết quả phiên giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập”. |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội đưa vào Nghị quyết của Quốc hội nội dung giao Chính phủ xây dựng Đề án về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập trình Quốc hội.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa có văn bản thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 48, tháng 9/2020 (từ sáng 16/9 đến ngày 18/9).
Tại phiên họp thứ 48, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe kết quả phiên giải trình về “An ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập”.
Theo kết quả giám sát, an ninh nguồn nước đang gặp rất nhiều thách thức. Như, hiệu quả sử dụng thấp, ô nhiễm gia tăng, phụ thuộc lớn vào nguồn nước sông quốc tế ảnh hưởng lớn đến tính chủ động trong tích trữ, điều tiết nước cho các ngành kinh tế.
Cơ quan tổ chức giải trình (Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội) cho rằng, để bảo đảm nguồn lực để giải quyết tổng thể các nhiệm vụ về an ninh nguồn nước cho trước mắt và 20 – 30 năm tới thì cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ đầu tư ngân sách nhà nước cũng như cơ chế thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực này.
Kết luận phiên họp nêu rõ, đây là nội dung giải trình, giám sát chuyên đề của các Ủy ban nhưng do tính chất quan trọng, cấp thiết nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Tổng thư ký Quốc hội đưa vào Chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV. Nội dung này sẽ lồng ghép vào phần thảo luận về kinh tế - xã hội, có chiếu videoclip tại phiên thảo luận ở Hội trường.
Báo cáo kết quả giám sát cần gửi trước để đại biểu Quốc hội nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu dự thảo nội dung về vấn đề này trong Dự thảo Nghị quyết về kinh tế - xã hội để trình Quốc hội xem xét, Tổng thư ký Quốc hội lưu ý.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội đưa vào Nghị quyết của Quốc hội nội dung giao Chính phủ xây dựng Đề án về đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn hồ, đập trình Quốc hội. Đồng thời phải bố trí ngay trong kế hoạch đầu tư công trung hạn cho thực hiện vấn đề an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập trong giai đoạn tới, có tầm nhìn đến 2030; giao Chính phủ phải xây dựng được giá theo đúng lộ trình về giá thủy lợi để đảm bảo có nguồn lực để đầu tư.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, chuẩn bị nội dung kiến nghị cốt lõi nhất của an ninh nguồn nước và quản lý an toàn hồ đập gửi Tiểu ban Văn kiện để trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.