Mới đây, Bộ GTVT cũng đã có văn bản lên Bộ Tư pháp kiến nghị đối với hành vi chở quá tải trên 150% phải xử lý hình sự, tống giam ngay chứ không chỉ dừng ở mức phạt tiền.
|
Hơn một năm qua, công tác xử lý tình trạng xe quá tải đã được thực hiện tốt |
Việc các dự án giao thông quan trọng được triển khai đồng loạt trong thời gian qua trên địa bàn TP. Hà Nội và các tỉnh, thành cả nước khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của kết cấu hạ tầng giao thông, nhưng cũng kéo nạn chở quá tải cho các công trình trọng điểm và liên tỉnh, đang trở nên phổ biến, dẫn đến nhiều con đường bị sụt lún, xuống cấp nghiêm trọng, gây ùn tắc. Nên xử lý nghiêm hay xử lý hài hòa là ý kiến đang được giới chuyên gia, các bộ, ngành bàn thảo quyết liệt.
Ông Nguyễn Văn Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (HHVTOTO VN) cho rằng, tình trạng chở quá tải trên địa bàn thành phố hiện nay còn rất nhiều, với hình thức và thủ đoạn tinh vi. Việc xử lý xe chở quá tải dứt khoát phải nghiêm, không thể hài hòa được, bởi nếu anh chở được thì người khác cũng có thể chở được, ông Thanh nêu quan điểm.
Trước đó, về vấn đề này trong cuộc họp giao ban Chính phủ đầu tháng 10, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã kết luận: “Không có chuyện hài hòa, phải tiếp tục xử lý nghiêm vấn nạn xe quá tải”.
Không thể phủ nhận trong hơn 1 năm qua, các cơ quan, chức năng ban ngành GTVT đã làm khá tốt công tác xử lý tình trạng chở quá tải, do vậy tình trạng xe quá tải đã được giảm mạnh. Tuy nhiên, hiện nay, còn một bộ phận hết sức ngoan cố, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như treo logo, phát tín hiệu riêng… để trốn tránh trạm kiểm tra tải trọng, gây nhiễu loạn thông tin, sử dụng “cò” để dẫn xe qua các trạm.
Việc chế tài xử quá tải rất nghiêm, nên họ tìm cách chống đối lực lượng cảnh sát, hoặc đã móc nối với lực lượng bảo kê, nhưng giờ không được bảo kê nên họ phản ứng.
Hầu hết các ý kiến đóng góp về vấn đề xe chở quá tải đều chỉ ra 2 trường hợp về mức xử phạt: nếu phạt sẽ phạt rất nặng, như: tạm giữ xe, thu bằng lái, phạt hành chính với số tiền lớn. Trường hợp thứ hai, đã móc nối với lực lượng bảo kê rồi, nhưng khi đến chỗ khác không được bảo kê, bị “lật kèo” thì họ sẽ tìm cách chống đối, nếu quy định ở các mức xử phạt như vậy, thì tất cả không thể chống đối được.
Với trường hợp hành vi chống người thi hành công vụ, đó là những hành vi hết sức nguy hiểm cho xã hội và người dân. Có những trường hợp chống đối mạo hiểm như lao cả xe vào cảnh sát gây thương tích, thương vong… thì cần xử phạt nặng. Hay như việc “xe vua” lộng hành là có lực lượng khác chống lưng, cò mồi, bảo kê. Vì sao tình trạng đó vẫn còn, đó là do ta chưa nghĩ đến những hình thức xử phạt bổ sung.
Mới đây, Bộ GTVT cũng đã có văn bản lên Bộ Tư pháp kiến nghị đối với hành vi chở quá tải trên 150% phải xử lý hình sự, tống giam ngay chứ không chỉ dừng ở mức phạt tiền. Tuy nhiên, việc xử lý hình sự cần tính toán, xem phá hoại bao nhiêu để xử lý hình sự. Hiện Bộ Tư pháp đang thẩm định, bởi bất kể việc đưa ra chế tài nào thì cũng cần xem xét tính khả thi, nếu không khả thi sẽ bị vô hiệu hóa về luật. Nhưng chắc chắn phải đưa ra xử lý hình sự bởi lẽ chở hàng quá tải là đồng nghĩa với hành vi phá hoại tài sản quốc gia.
Đồng quan điểm trên, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ VN cũng bày tỏ: đối với xe vi phạm quá tải trọng cho phép nên xử lý hình sự, mức độ nặng nhẹ cứ áp dụng cụ thể trong từng trường hợp để xử lý.
Ông Nguyễn Văn Thanh cũng kiến nghị đối với các đơn vị quản lý đường cao tốc, đường BOT cần lắp trạm cân cố định ở những trạm thu phí, từ chối không cho xe quá tải lưu thông, còn việc xử phạt thuộc thẩm quyền cơ quan chức năng.
Việc người lái xe chở quá tải cũng có thể do cố tình hoặc bắt buộc do chủ xe ép, bởi vậy, nếu chở quá tải sẽ phạt cả chủ
doanh nghiệp lẫn tài xế. Chủ tịch HHVTOTO VN dẫn chứng: Có những chủ doanh nghiệp phản ứng lại rằng, vi phạm chở quá tải là do tài xế, chứ không liên quan đến chủ xe. Tuy nhiên, đã là chủ doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm quản lý nhân viên của mình, chứ không thể để tình trạng này tiếp diễn, ông Thanh nhấn mạnh.