Trong thời kỳ Covid-19, các nhà lãnh đạo đều đã phải đối mặt với nhiều thử thách, từ các khó khăn trong giao tiếp do làm việc từ xa, bài toán về quản lý hiệu quả công việc cho đến những vấn đề đảm bảo sức khỏe tinh thần của nhân viên.
Trước những thách thức to lớn này, khả năng ứng biến, sự nhạy cảm và thấu hiểu của nhân lực nữ trở nên cần thiết và có giá trị hơn bao giờ hết.
Bà Đặng Thị Thanh Thủy, Giám đốc nhân sự 3M Vietnam (Nguồn: NVCC). |
Đối với 3M Việt Nam, một công ty với một nửa các vị trí lãnh đạo được nắm giữ là nữ giới, chúng tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc tích cực khuyến khích và ủng hộ sự hiện diện của các lãnh đạo và nhân viên nữ tại nơi làm việc. Tuy nhiên, phải hiểu rằng, ngoài việc đối mặt với những thành kiến từ xã hội, tâm lý lo lắng bản thân vẫn còn thiếu sót của phụ nữ dẫn đến việc họài nghi chính bản thân và thường bị cảm giác tự ti chi phối.
Chính những tâm lý và hoài nghi đó khiến nhiều người phụ nữ có thể bỏ cuộc, không theo đuổi các mục tiêu trong sự nghiệp của mình và thậm chí ảnh hưởng đến sự thăng tiến trong công việc.
Có đến 11% phụ nữ được khảo sát trong khu vực châu Á cho biết họ sẽ từ chối cơ hội lãnh đạo tại công sở nếu việc đó đi đôi với thách thức. Điều này chỉ đúng với 2% nam giới khi họ có cùng cơ hội.
Do đó, các doanh nghiệp cần thiết kế những chương trình nhằm khuyến khích nhân viên nữ nâng cao kỹ năng và mạnh dạn nhận lấy những trách nhiệm lớn hơn.
Chúng tôi có rất nhiều sáng kiến để giúp phái nữ phát huy khả năng lãnh đạo. Diễn đàn Lãnh đạo Phụ nữ của 3M (Women Leadership Forum) tạo cơ hội phát triển cho nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp, nhằm thúc đẩy sự hòa nhập và tiến bộ với phụ nữ trên toàn cầu.
Hiện chúng tôi có hơn 5.000 nhân viên tại 65 chi hội trên toàn cầu, bao gồm các quốc gia mà 3M hoạt động tại khu vực châu Á.
Chương trình "Men As Advocates" của chúng tôi cũng là một trong nhiều ví dụ về những nỗ lực của 3M để xây dựng văn hóa hòa nhập và đa dạng, khi kêu gọi mọi người vượt thách thức các định kiến về giới và hướng tới tư duy lẫn hành động trung lập.