Theo nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu, chiết khấu 0 đồng là một sự áp bức, doanh nghiệp càng bán càng lỗ. |
Các doanh nghiệp có mặt tại Hội nghị: "Giải pháp tháo gỡ khó doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu" do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) tổ chức sáng 21/9 đồng loạt than lỗ, phải cầm cự suốt thời gian qua do chính sách chiết khấu của các thương nhân đầu mối xăng dầu với doanh nghiệp bán lẻ về 0 đồng.
Sở hữu 5 cửa hàng và 10 đai lý tại Yên Bái, nhưng 2 tháng nay, Công ty TNHH MTV Xăng dầu Chiến Thắng có nhiều thời điểm không có đủ nguồn hàng để bán.
Từ khoảng tháng 8/2022 đến nay, tình trạng khan hiếm, đứt hàng xảy ra liên tục. Thời điểm được cấp hàng nhiều là khoảng 27 m3/ngày, gồm cả xăng và dầu, trong khi khu cầu thực tế của 5 cửa hàng và 10 đai lý của Công ty gấp khoảng 2,5 lần, nên doanh nghiệp này thường xuyên thiếu hụt hàng. Bên cạnh đó, chiết khấu xăng dầu hiện chỉ còn 0 đồng, doanh nghiệp bán lẻ thực sự rất khó khăn
"Chúng tôi nhập khẩu xăng dầu tại kho Đức Giang chiết khấu 0 đồng/lít, có thời điểm cao hơn là 70 đồng/lít, nhưng, chi phí vận chuyển xăng dầu từ kho Đức Giang đến các đại lý đã lên tới 700 đồng/lít, doanh nghiệp lỗ”, bà Nguyễn Thị Sinh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xăng dầu Chiến Thắng cho hay.
Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp này tính toán, mức chiết khấu phải từ 1.200-1.300 đồng/lít mới đủ để doanh nghiệp bù trừ chi phí, chứ chưa nói đến có lãi.
Chiết khấu xăng dầu về 0, nhưng nguồn hàng cũng không có đủ để bán, mà nếu treo biển nghỉ bán, doanh nghiệp sẽ bị rút giấy phép, trong khi theo quy định hiện hành, mỗi đại lý bán lẻ xăng dầu tại một thời điểm chỉ được mua hàng của 1 đơn vị cung cấp. Điều này làm khó cho doanh nghiệp trong đảm bảo nguồn cung cho khâu bán lẻ.
Chia sẻ khó khăn của các doanh nghiệp, Chủ tịch Vinpa, ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, với chiết khấu bằng 0 đồng như hiện nay thì không có doanh nghiệp nào tồn tại được, doanh nghiệp không thể bỏ tiền túi ra duy trì hoạt động trong thời gian dài, trong khi chiết khấu là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và trong hợp đồng không có quy định cụ thể.
Nhấn mạnh yếu tố dị biệt của thị trường xăng dầu trong năm 2022, đại diện Vinpa cho hay: "Khác biệt với các năm là giá dầu lại lên xuống 1 ngày ở biên độ cực kỳ lớn thậm chí hơn 10 USD/ngày, tác động cưc kỳ nguy hiểm đối với những đầu mối nhập xăng dầu, doanh nghiệp không cân đối được do quỹ phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp hầu như không sử dụng, tạo ra 1 tâm lý rất lo lắng đối với các doanh nghiệp kinh doanh, nhà nhập khẩu, đầu mối, phân phối xăng dầu gần như không có lãi nếu không nói nhiều đơn vi lỗ rất nặng.
Theo ông Nguyễn Đức Hạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dầu khí Sơn Hải cho biết, mức chiết khấu từ tháng 7 đến nay là 0-50 đồng/lít, doanh nghiệp không đủ chi phí trả lương, đóng bảo hiểm cho người lao động, thậm chí càng kinh doanh càng lỗ.
Doanh nghiệp này tính toán, chi phí thưc tế cho 1 lít xăng từ khâu vận chuyển kho đầu nguồn đến khâu bán lẻ tại cửa hàng từ 1.217 - 1.341 đồng/lít; với dầu là từ 1.130 - 1.254 đồng/lít.
"Cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ giá thành đầu vào của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, đảm bảo tính đúng, đủ chi phí thực tế cho các đầu mối nhập khẩu. Đồng thời, cần có quy định yêu cầu các đầu mối nhập khẩu chiết khấu cho các đại lý mức hoa hồng tối thiểu để đảm bảo đủ chi phí trong kinh doanh", ông Hạnh kiến nghị.
Cho rằng, chiết khấu với doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu về 0 đồng là 1 sự áp bức doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Bích Hường, đại diện Chi hội doanh nghiệp xăng dầu (thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) nói, doanh nghiệp bán lẻ đang thiệt hại cực lớn.
Bà Hường nói: "Mong muốn của doanh nghiệp kinh doanh trong điều kiện thị trường biến động là phải có chia sẻ. Khi cơ quan điều hành giá đưa ra giá bán lẻ phải tính đủ và đảm bảo chi phí cho lưu thông. Doanh nghiệp cũng rất sợ bị rút giấy phép, do đó không có chuyện doanh nghiệp găm hàng, vì doanh nghiệp không có khả năng đó, mà nếu có thì thiệt hại còn nhiều hơn".
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng nêu những bất cập về chính sách mà doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang ghánh chịu. Cụ thể, Điều 3, Nghị định 83 và Nghị định 95 quy định có quá nhiều khâu trung gian trong phân phối xăng dầu dẫn tới thủ tục hành chính, và tăng thêm chi phí, gây khó cho doanh nghiệp..
Do đó, bà Hường đề nghị: "Cần rút ngắn thời gian giữa hai kỳ điều chỉnh giá, tối thiểu 3 ngày, kể cả ngày nghỉ, vì xăng dầu là nhu cầu thường xuyên, không phân biệt ngày nghỉ, trong khi các kỳ nghỉ đang có xu hướng kéo dài để kích cầu. Nếu chờ đợi qua ngày nghỉ không phải điều hành theo thị thị trường mà là quay về tư duy bao cấp".
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương)