Năm 2020, dù dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của DN trên toàn cầu, nhưng gần 50% Nhật Bản vẫn báo lãi kinh doanh tại Việt Nam. |
Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) vừa công bố kết quả Chương trình “Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam” với nhiều chỉ số kinh doanh khá tích cực trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN trên toàn cầu trong đó có Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát, tại Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp có vốn FDI của Nhật Bản dự báo có lãi trong hoạt động kinh doanh năm 2020 là 49,6% cùng với Malaysia và Singapore, tỷ lệ này thuộc mức tiêu chuẩn cao trong khu vực ASEAN.
Tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp bán hàng nội địa (doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu dưới 50%) là 47.0%, tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu (doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu trên 50%) là 53 %.
Triển vọng về lợi nhuận kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có suy giảm hơn so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh, tuy nhiên năm 2021 tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá sẽ có chuyển biến tích cực là 53.9%.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp Nhật đang xem xét thiết lập lại một số chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, như thay đổi đơn vị thu mua hoặc lựa chọn lại địa điểm sản xuất. Trong đó, có 18,8% doanh nghiệp cho biết sẽ chọn đơn vị cung ứng của Việt Nam sau khi thay đổi, cao nhất trong số 20 quốc gia châu Á, châu Đại dương được khảo sát.
Tuy nhiên, một số điểm mà các doanh nghiệp nghiệp Nhật bản cũng quan ngoại được ông Takeo Nakajima, Trưởng Văn phòng Đại diện tại Hà Nội của Cơ quan Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) quan ngại khi chi phí nhân công của Việt Nam ngày càng tăng, thủ tục hành chính dù đã được giảm đi đáng kể so với trước những vẫn cần phải được cải tiến hơn nữa.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 39,6 tỷ USD, giảm 0,6% so với năm 2019; xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2020 đạt 19,3 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2019, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2020 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019. Việt Nam nhập siêu từ Nhật Bản khoảng 1,1 tỷ USD, giảm 233,3% so với năm 2019.
Về xuất khẩu, trừ mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 2 tỷ USD, tăng 5,6%); Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 937,8 triệu USD, tăng 16,5%), kim ngạch hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản đều giảm so với năm 2019, cụ thể: Hàng dệt, may (đạt 3,5 tỷ USD, giảm 11,4%); Phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 2,4 tỷ USD, giảm 8,1%); Hàng thủy sản (đạt 1,4 tỷ USD, giảm 1,8%); Gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 1,3 tỷ USD, giảm 0,8%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 971,6 triệu USD, giảm 5,9%); Giày dép các loại (đạt 848,4 triệu USD, giảm 12,8%). Ước 1T/2021, XK đạt 1,7 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Về nhập khẩu từ Nhật Bản, trừ máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 5,4 tỷ USD, tăng 19,7%); Sắt thép các loại (đạt 1,3 tỷ USD, tăng 4,4%); Phế liệu sắt thép (đạt 971 triệu USD, tăng 38,4%); Linh kiện, phụ tùng ô tô (đạt 727,9 triệu USD, tăng 0,9%). Còn lại hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chính đều có kim ngạch giảm, cụ thể: mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 4,4 tỷ USD, giảm 5,9%); Sản phẩm từ chất dẻo (đạt 803,5 triệu USD, giảm 4,5%). Ước 1T/2021, NK đạt 1,6 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2020, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Nhật Bản chiếm 7,2% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với thế giới. Trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 6,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm 7,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.