Người lao động làm việc trong nhà máy của Dệt may Thành Công (Ảnh: TCM) |
Tháng 8/2021 là thời điểm Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) tròn 45 năm thành lập. Đây cũng là tháng đầu tiên công ty này ghi nhận khoản lỗ hơn 6 tỷ đồng. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, Công ty phải thực hiện phương thức làm việc giãn cách nên năng suất lao động không đạt kế hoạch. Thêm vào đó, chi phí hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ quá cao, dẫn đến biên lợi nhuận gộp bị bào mòn.
Đại diện Công ty cho biết, trong tổng số hơn 6.500 lao động, họ chỉ duy trì hoạt động được cho 50%. Số lao động còn lại phải tạm ngưng công việc và chọn giải pháp trở về quê hoặc tìm kiếm công việc khác.
Trong tương lai, khi TP.HCM và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam mở cửa nền kinh tế trở lại, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất cần nhiều lao động như Dệt may Thành Công sẽ phải đối mặt với thách thức thiếu nhân công, bởi rất khó để có thể huy động lượng lao động đã nghỉ việc quay trở lại nhà máy.
Bên cạnh tâm lý lo ngại vì dịch bệnh còn phức tạp, người lao động nhận thấy dịp Tết Nguyên đán cũng đến gần, nên có thể chọn giải pháp làm công việc thời vụ hoặc tìm việc làm ở quê cho đến hết năm.
Tính toán về khả năng thiếu lao động, ngay khi cơ quan chức năng yêu cầu hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ (hoặc 1 cung đường, 2 điểm đến), Dệt may Thành Công đã có chính sách giữ nhân sự.
Cụ thể, Công ty hỗ trợ 70% lương cho cán bộ, công nhân viên trong khu vực bị cách ly, phong tỏa; hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người cho những cán bộ, công nhân viên tình nguyện ở lại làm việc để mua vật dụng cá nhân và 2 triệu đồng/người/tháng trong thời gian làm việc…
Dù vậy, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công dự tính, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh được mở rộng trở lại, có thể họ chỉ huy động được tối đa 80% tổng số lao động so với thời điểm trước tháng 6/2021.
Với những công ty đã nhận đủ đơn hàng cho cả năm, thậm chí là quý đầu năm sau như Dệt may Thành Công, thì sự thiếu hụt lao động sẽ là áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Còn với những doanh nghiệp chọn cách “ngủ đông” trong thời gian qua, không có điều kiện hỗ trợ người lao động, ông Tùng đánh giá, việc tuyển dụng để bằng khoảng 50% so với giai đoạn trước khi giãn cách sẽ rất khó.
Tương tự, ông Lê Hồng Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành cũng nêu ra thách thức lớn mà cộng đồng doanh nghiệp nói chung và Gỗ Đức Thành nói riêng gặp phải là sự thiếu hụt lao động và khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng sẽ gia tăng.
Thời gian qua, Gỗ Đức Thành đưa ra hàng loạt biện pháp hỗ trợ người lao động như tặng thuốc men, thực phẩm và thường xuyên trao đổi, động viên với khoảng 60% tổng số lao động trong công ty. Nhưng trong tương lai, khi các nhà máy mở cửa hoạt động trở lại, lãnh đạo doanh nghiệp này không biết chắc, liệu họ có thể huy động được bao nhiêu nhân sự quay trở lại làm việc.
“Chúng tôi có khoảng 1.000 lao động làm việc toàn thời gian trước khi làn sóng dịch lần thứ 4 bùng phát và hiện chỉ giữ liên hệ được với tầm 60% lao động. Nhưng khi hoạt động trở lại, không biết lượng nhân sự này có quay trở lại đầy đủ hay không và khả năng cạnh tranh lao động trong ngành sẽ diễn ra gay gắt như thế nào”, ông Thắng bày tỏ lo ngại.
Bên cạnh mối lo ngại về lực lượng lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, da giày, gỗ… còn trăn trở cả về nguồn nguyên liệu.
Theo ông Lê Hồng Thắng, khi hoạt động trở lại, các nhà máy sẽ phải mất vài tháng để có nguồn nguyên liệu cung ứng cho đối tác, kéo theo khả năng hoàn tất đơn hàng cho các doanh nghiệp sản xuất như Gỗ Đức Thành có thể bị chậm trễ. Ông Thắng mong muốn sớm được tiếp cận các hướng dẫn cụ thể về việc mở cửa nền kinh tế của cơ quan chức năng để doanh nghiệp có thể chuẩn bị.
“Khi buộc phải mang đơn hàng sang nước khác sản xuất, nhiều đối tác đã nói với tôi rằng, khi nào doanh nghiệp có thể sản xuất, họ sẽ mang đơn hàng trở lại. Nhưng điều đó khó có thể xảy ra, bởi khi chọn được nơi để nhận đơn hàng chuyển giao, họ đã phải trải qua quá trình tìm hiểu từ 3 đến 6 tháng để thẩm định nhà máy, dây chuyền. Ít nhất trong ngắn hạn, các doanh nghiệp không thể lạc quan mà tin rằng đối tác sẽ mang đơn hàng trở lại”, ông Thắng bày tỏ.
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT U&I Group nhận định, trong các kỳ khủng hoảng trước, doanh nghiệp thường phải mất ít nhất 2 năm để phục hồi, nhưng với đại dịch Covid-19, họ sẽ mất thời gian lâu hơn để vực dậy.
“Chúng ta có thể phục hồi nền kinh tế khoảng 60 - 70% vào cuối năm sau, tuy nhiên khả năng tuyển lại nhân sự là rất khó. Vì vậy, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ và không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi”, ông Tín khuyến cáo.
Doanh nghiệp sản xuất lo thiếu hụt lao động
Thiếu hụt lao động dẫn đến khả năng cạnh tranh gay gắt trong tuyển dụng sẽ là bài toán mà lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng lao động phải đương đầu không chỉ trong ngắn hạn.
Tháng 8/2021 là thời điểm Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) tròn 45 năm thành lập. Đây cũng là tháng đầu tiên công ty này ghi nhận khoản lỗ hơn 6 tỷ đồng. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, Công ty phải thực hiện phương thức làm việc giãn cách nên năng suất lao động không đạt kế hoạch. Thêm vào đó, chi phí hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ quá cao, dẫn đến biên lợi nhuận gộp bị bào mòn.
Đại diện Công ty cho biết, trong tổng số hơn 6.500 lao động, họ chỉ duy trì hoạt động được cho 50%. Số lao động còn lại phải tạm ngưng công việc và chọn giải pháp trở về quê hoặc tìm kiếm công việc khác.
Trong tương lai, khi TP.HCM và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam mở cửa nền kinh tế trở lại, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất cần nhiều lao động như Dệt may Thành Công sẽ phải đối mặt với thách thức thiếu nhân công, bởi rất khó để có thể huy động lượng lao động đã nghỉ việc quay trở lại nhà máy.
Bên cạnh tâm lý lo ngại vì dịch bệnh còn phức tạp, người lao động nhận thấy dịp Tết Nguyên đán cũng đến gần, nên có thể chọn giải pháp làm công việc thời vụ hoặc tìm việc làm ở quê cho đến hết năm.
Tính toán về khả năng thiếu lao động, ngay khi cơ quan chức năng yêu cầu hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ (hoặc 1 cung đường, 2 điểm đến), Dệt may Thành Công đã có chính sách giữ nhân sự.
Cụ thể, Công ty hỗ trợ 70% lương cho cán bộ, công nhân viên trong khu vực bị cách ly, phong tỏa; hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người cho những cán bộ, công nhân viên tình nguyện ở lại làm việc để mua vật dụng cá nhân và 2 triệu đồng/người/tháng trong thời gian làm việc…
Dù vậy, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công dự tính, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh được mở rộng trở lại, có thể họ chỉ huy động được tối đa 80% tổng số lao động so với thời điểm trước tháng 6/2021.
Với những công ty đã nhận đủ đơn hàng cho cả năm, thậm chí là quý đầu năm sau như Dệt may Thành Công, thì sự thiếu hụt lao động sẽ là áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Còn với những doanh nghiệp chọn cách “ngủ đông” trong thời gian qua, không có điều kiện hỗ trợ người lao động, ông Tùng đánh giá, việc tuyển dụng để bằng khoảng 50% so với giai đoạn trước khi giãn cách sẽ rất khó.
Tương tự, ông Lê Hồng Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành cũng nêu ra thách thức lớn mà cộng đồng doanh nghiệp nói chung và Gỗ Đức Thành nói riêng gặp phải là sự thiếu hụt lao động và khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng sẽ gia tăng.
Thời gian qua, Gỗ Đức Thành đưa ra hàng loạt biện pháp hỗ trợ người lao động như tặng thuốc men, thực phẩm và thường xuyên trao đổi, động viên với khoảng 60% tổng số lao động trong công ty. Nhưng trong tương lai, khi các nhà máy mở cửa hoạt động trở lại, lãnh đạo doanh nghiệp này không biết chắc, liệu họ có thể huy động được bao nhiêu nhân sự quay trở lại làm việc.
“Chúng tôi có khoảng 1.000 lao động làm việc toàn thời gian trước khi làn sóng dịch lần thứ 4 bùng phát và hiện chỉ giữ liên hệ được với tầm 60% lao động. Nhưng khi hoạt động trở lại, không biết lượng nhân sự này có quay trở lại đầy đủ hay không và khả năng cạnh tranh lao động trong ngành sẽ diễn ra gay gắt như thế nào”, ông Thắng bày tỏ lo ngại.
Bên cạnh mối lo ngại về lực lượng lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, da giày, gỗ… còn trăn trở cả về nguồn nguyên liệu.
Theo ông Lê Hồng Thắng, khi hoạt động trở lại, các nhà máy sẽ phải mất vài tháng để có nguồn nguyên liệu cung ứng cho đối tác, kéo theo khả năng hoàn tất đơn hàng cho các doanh nghiệp sản xuất như Gỗ Đức Thành có thể bị chậm trễ. Ông Thắng mong muốn sớm được tiếp cận các hướng dẫn cụ thể về việc mở cửa nền kinh tế của cơ quan chức năng để doanh nghiệp có thể chuẩn bị.
“Khi buộc phải mang đơn hàng sang nước khác sản xuất, nhiều đối tác đã nói với tôi rằng, khi nào doanh nghiệp có thể sản xuất, họ sẽ mang đơn hàng trở lại. Nhưng điều đó khó có thể xảy ra, bởi khi chọn được nơi để nhận đơn hàng chuyển giao, họ đã phải trải qua quá trình tìm hiểu từ 3 đến 6 tháng để thẩm định nhà máy, dây chuyền. Ít nhất trong ngắn hạn, các doanh nghiệp không thể lạc quan mà tin rằng đối tác sẽ mang đơn hàng trở lại”, ông Thắng bày tỏ.
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT U&I Group nhận định, trong các kỳ khủng hoảng trước, doanh nghiệp thường phải mất ít nhất 2 năm để phục hồi, nhưng với đại dịch Covid-19, họ sẽ mất thời gian lâu hơn để vực dậy.
“Chúng ta có thể phục hồi nền kinh tế khoảng 60 - 70% vào cuối năm sau, tuy nhiên khả năng tuyển lại nhân sự là rất khó. Vì vậy, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ và không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi”, ông Tín khuyến cáo.
Hồng Phúc
Doanh nghiệp sản xuất lo thiếu hụt lao động
Thiếu hụt lao động dẫn đến khả năng cạnh tranh gay gắt trong tuyển dụng sẽ là bài toán mà lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng lao động phải đương đầu không chỉ trong ngắn hạn.
Tháng 8/2021 là thời điểm Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) tròn 45 năm thành lập. Đây cũng là tháng đầu tiên công ty này ghi nhận khoản lỗ hơn 6 tỷ đồng. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, Công ty phải thực hiện phương thức làm việc giãn cách nên năng suất lao động không đạt kế hoạch. Thêm vào đó, chi phí hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ quá cao, dẫn đến biên lợi nhuận gộp bị bào mòn.
Đại diện Công ty cho biết, trong tổng số hơn 6.500 lao động, họ chỉ duy trì hoạt động được cho 50%. Số lao động còn lại phải tạm ngưng công việc và chọn giải pháp trở về quê hoặc tìm kiếm công việc khác.
Trong tương lai, khi TP.HCM và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam mở cửa nền kinh tế trở lại, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất cần nhiều lao động như Dệt may Thành Công sẽ phải đối mặt với thách thức thiếu nhân công, bởi rất khó để có thể huy động lượng lao động đã nghỉ việc quay trở lại nhà máy.
Bên cạnh tâm lý lo ngại vì dịch bệnh còn phức tạp, người lao động nhận thấy dịp Tết Nguyên đán cũng đến gần, nên có thể chọn giải pháp làm công việc thời vụ hoặc tìm việc làm ở quê cho đến hết năm.
Tính toán về khả năng thiếu lao động, ngay khi cơ quan chức năng yêu cầu hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ (hoặc 1 cung đường, 2 điểm đến), Dệt may Thành Công đã có chính sách giữ nhân sự.
Cụ thể, Công ty hỗ trợ 70% lương cho cán bộ, công nhân viên trong khu vực bị cách ly, phong tỏa; hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người cho những cán bộ, công nhân viên tình nguyện ở lại làm việc để mua vật dụng cá nhân và 2 triệu đồng/người/tháng trong thời gian làm việc…
Dù vậy, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công dự tính, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh được mở rộng trở lại, có thể họ chỉ huy động được tối đa 80% tổng số lao động so với thời điểm trước tháng 6/2021.
Với những công ty đã nhận đủ đơn hàng cho cả năm, thậm chí là quý đầu năm sau như Dệt may Thành Công, thì sự thiếu hụt lao động sẽ là áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Còn với những doanh nghiệp chọn cách “ngủ đông” trong thời gian qua, không có điều kiện hỗ trợ người lao động, ông Tùng đánh giá, việc tuyển dụng để bằng khoảng 50% so với giai đoạn trước khi giãn cách sẽ rất khó.
Tương tự, ông Lê Hồng Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành cũng nêu ra thách thức lớn mà cộng đồng doanh nghiệp nói chung và Gỗ Đức Thành nói riêng gặp phải là sự thiếu hụt lao động và khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng sẽ gia tăng.
Thời gian qua, Gỗ Đức Thành đưa ra hàng loạt biện pháp hỗ trợ người lao động như tặng thuốc men, thực phẩm và thường xuyên trao đổi, động viên với khoảng 60% tổng số lao động trong công ty. Nhưng trong tương lai, khi các nhà máy mở cửa hoạt động trở lại, lãnh đạo doanh nghiệp này không biết chắc, liệu họ có thể huy động được bao nhiêu nhân sự quay trở lại làm việc.
“Chúng tôi có khoảng 1.000 lao động làm việc toàn thời gian trước khi làn sóng dịch lần thứ 4 bùng phát và hiện chỉ giữ liên hệ được với tầm 60% lao động. Nhưng khi hoạt động trở lại, không biết lượng nhân sự này có quay trở lại đầy đủ hay không và khả năng cạnh tranh lao động trong ngành sẽ diễn ra gay gắt như thế nào”, ông Thắng bày tỏ lo ngại.
Bên cạnh mối lo ngại về lực lượng lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, da giày, gỗ… còn trăn trở cả về nguồn nguyên liệu.
Theo ông Lê Hồng Thắng, khi hoạt động trở lại, các nhà máy sẽ phải mất vài tháng để có nguồn nguyên liệu cung ứng cho đối tác, kéo theo khả năng hoàn tất đơn hàng cho các doanh nghiệp sản xuất như Gỗ Đức Thành có thể bị chậm trễ. Ông Thắng mong muốn sớm được tiếp cận các hướng dẫn cụ thể về việc mở cửa nền kinh tế của cơ quan chức năng để doanh nghiệp có thể chuẩn bị.
“Khi buộc phải mang đơn hàng sang nước khác sản xuất, nhiều đối tác đã nói với tôi rằng, khi nào doanh nghiệp có thể sản xuất, họ sẽ mang đơn hàng trở lại. Nhưng điều đó khó có thể xảy ra, bởi khi chọn được nơi để nhận đơn hàng chuyển giao, họ đã phải trải qua quá trình tìm hiểu từ 3 đến 6 tháng để thẩm định nhà máy, dây chuyền. Ít nhất trong ngắn hạn, các doanh nghiệp không thể lạc quan mà tin rằng đối tác sẽ mang đơn hàng trở lại”, ông Thắng bày tỏ.
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT U&I Group nhận định, trong các kỳ khủng hoảng trước, doanh nghiệp thường phải mất ít nhất 2 năm để phục hồi, nhưng với đại dịch Covid-19, họ sẽ mất thời gian lâu hơn để vực dậy.
“Chúng ta có thể phục hồi nền kinh tế khoảng 60 - 70% vào cuối năm sau, tuy nhiên khả năng tuyển lại nhân sự là rất khó. Vì vậy, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ và không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi”, ông Tín khuyến cáo.
Hồng Phúc
Doanh nghiệp sản xuất lo thiếu hụt lao động
Thiếu hụt lao động dẫn đến khả năng cạnh tranh gay gắt trong tuyển dụng sẽ là bài toán mà lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng lao động phải đương đầu không chỉ trong ngắn hạn.
Tháng 8/2021 là thời điểm Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công) tròn 45 năm thành lập. Đây cũng là tháng đầu tiên công ty này ghi nhận khoản lỗ hơn 6 tỷ đồng. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, Công ty phải thực hiện phương thức làm việc giãn cách nên năng suất lao động không đạt kế hoạch. Thêm vào đó, chi phí hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ quá cao, dẫn đến biên lợi nhuận gộp bị bào mòn.
Đại diện Công ty cho biết, trong tổng số hơn 6.500 lao động, họ chỉ duy trì hoạt động được cho 50%. Số lao động còn lại phải tạm ngưng công việc và chọn giải pháp trở về quê hoặc tìm kiếm công việc khác.
Trong tương lai, khi TP.HCM và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam mở cửa nền kinh tế trở lại, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất cần nhiều lao động như Dệt may Thành Công sẽ phải đối mặt với thách thức thiếu nhân công, bởi rất khó để có thể huy động lượng lao động đã nghỉ việc quay trở lại nhà máy.
Bên cạnh tâm lý lo ngại vì dịch bệnh còn phức tạp, người lao động nhận thấy dịp Tết Nguyên đán cũng đến gần, nên có thể chọn giải pháp làm công việc thời vụ hoặc tìm việc làm ở quê cho đến hết năm.
Tính toán về khả năng thiếu lao động, ngay khi cơ quan chức năng yêu cầu hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ (hoặc 1 cung đường, 2 điểm đến), Dệt may Thành Công đã có chính sách giữ nhân sự.
Cụ thể, Công ty hỗ trợ 70% lương cho cán bộ, công nhân viên trong khu vực bị cách ly, phong tỏa; hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người cho những cán bộ, công nhân viên tình nguyện ở lại làm việc để mua vật dụng cá nhân và 2 triệu đồng/người/tháng trong thời gian làm việc…
Dù vậy, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Dệt may Thành Công dự tính, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh được mở rộng trở lại, có thể họ chỉ huy động được tối đa 80% tổng số lao động so với thời điểm trước tháng 6/2021.
Với những công ty đã nhận đủ đơn hàng cho cả năm, thậm chí là quý đầu năm sau như Dệt may Thành Công, thì sự thiếu hụt lao động sẽ là áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp. Còn với những doanh nghiệp chọn cách “ngủ đông” trong thời gian qua, không có điều kiện hỗ trợ người lao động, ông Tùng đánh giá, việc tuyển dụng để bằng khoảng 50% so với giai đoạn trước khi giãn cách sẽ rất khó.
Tương tự, ông Lê Hồng Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chế biến gỗ Đức Thành cũng nêu ra thách thức lớn mà cộng đồng doanh nghiệp nói chung và Gỗ Đức Thành nói riêng gặp phải là sự thiếu hụt lao động và khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng sẽ gia tăng.
Thời gian qua, Gỗ Đức Thành đưa ra hàng loạt biện pháp hỗ trợ người lao động như tặng thuốc men, thực phẩm và thường xuyên trao đổi, động viên với khoảng 60% tổng số lao động trong công ty. Nhưng trong tương lai, khi các nhà máy mở cửa hoạt động trở lại, lãnh đạo doanh nghiệp này không biết chắc, liệu họ có thể huy động được bao nhiêu nhân sự quay trở lại làm việc.
“Chúng tôi có khoảng 1.000 lao động làm việc toàn thời gian trước khi làn sóng dịch lần thứ 4 bùng phát và hiện chỉ giữ liên hệ được với tầm 60% lao động. Nhưng khi hoạt động trở lại, không biết lượng nhân sự này có quay trở lại đầy đủ hay không và khả năng cạnh tranh lao động trong ngành sẽ diễn ra gay gắt như thế nào”, ông Thắng bày tỏ lo ngại.
Bên cạnh mối lo ngại về lực lượng lao động, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, da giày, gỗ… còn trăn trở cả về nguồn nguyên liệu.
Theo ông Lê Hồng Thắng, khi hoạt động trở lại, các nhà máy sẽ phải mất vài tháng để có nguồn nguyên liệu cung ứng cho đối tác, kéo theo khả năng hoàn tất đơn hàng cho các doanh nghiệp sản xuất như Gỗ Đức Thành có thể bị chậm trễ. Ông Thắng mong muốn sớm được tiếp cận các hướng dẫn cụ thể về việc mở cửa nền kinh tế của cơ quan chức năng để doanh nghiệp có thể chuẩn bị.
“Khi buộc phải mang đơn hàng sang nước khác sản xuất, nhiều đối tác đã nói với tôi rằng, khi nào doanh nghiệp có thể sản xuất, họ sẽ mang đơn hàng trở lại. Nhưng điều đó khó có thể xảy ra, bởi khi chọn được nơi để nhận đơn hàng chuyển giao, họ đã phải trải qua quá trình tìm hiểu từ 3 đến 6 tháng để thẩm định nhà máy, dây chuyền. Ít nhất trong ngắn hạn, các doanh nghiệp không thể lạc quan mà tin rằng đối tác sẽ mang đơn hàng trở lại”, ông Thắng bày tỏ.
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT U&I Group nhận định, trong các kỳ khủng hoảng trước, doanh nghiệp thường phải mất ít nhất 2 năm để phục hồi, nhưng với đại dịch Covid-19, họ sẽ mất thời gian lâu hơn để vực dậy.
“Chúng ta có thể phục hồi nền kinh tế khoảng 60 - 70% vào cuối năm sau, tuy nhiên khả năng tuyển lại nhân sự là rất khó. Vì vậy, nếu các nhà máy vẫn tiếp tục cách làm cũ và không thay đổi về mặt công nghệ thì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi”, ông Tín khuyến cáo.
Hồng Phúc