Được biết, hiện tại, công ty TNHH Hoài Nam đã có đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao đối bản án sơ thẩm số 02/22016/HCST ngày 06/5/2016 của Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Còn công ty TNHH quốc tế Sao Bắc (Sao Bắc) thì có đơn khởi kiện tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, yêu cầu hủy quyết định thu hồi đất số 457/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 và quyết định số 842/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, theo quyết định số 3660/QĐ-UB ngày 14/10/2004, thì công ty Hoài Nam được thuê 14.771,0 m2 trong thời hạn 5 năm để xây dựng bến bốc gỗ tạm. Như vậy hợp đồng thuê đất đã hết hạn từ năm 2009 và UBND tỉnh Quảng Ninh đã có thông báo thu hồi lại đất từ thời điểm này. Ngoài ra công ty này còn tự ý lấn chiếm trái phép hơn 6.000m2.
Khu đất lấn chiếm của công ty Sao Bắc. Ảnh: Văn Toàn |
Còn theo quyết định số 1831/QĐ-UBND ngày 13/6/2003 thì công ty Sao Bắc được thuê 18.257,2m2 đất để xây dựng bãi tạm chứa thiết bị, vật tư với thời hạn năm một. Quy định này còn nêu rõ công ty Sao Bắc không được xây dựng công trình, khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng sẽ thu hồi không được bồi thường, tự tháo dỡ trả lại mặt bằng. Cũng giống như Hoài Nam, công ty này cũng tự ý lấn chiếm trái phép gần 5.000m2. Hơn nữa, với diện tích được cho thuê, công ty Sao Bắc lại cho 2 doanh nghiệp khác thuê lại làm mặt bằng kinh doanh để hưởng lợi nhuận, gây thất thu cho ngân sách của tỉnh Quảng Ninh.
Như vậy, với những yếu tố này có thể thấy rõ sai phạm của 2 công ty và việc thu hồi đất của UBND tỉnh Quảng Ninh đối với phần đất đã hết thời hạn cho thuê, sử dụng đất sai mục đích và đất lấn chiếm là hoàn toàn có cơ sở. Điều này cũng trùng với khẳng định của ông Nguyễn Cao Dũng, Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh khẳng định về sai phạm của 2 công ty.
Khu đất lấn chiếm của Cty Hoài Nam. Ảnh: Văn Toàn |
Những lý do này cũng đã được nêu cụ thể tại 4 quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Quảng Ninh (số 456/QĐ-UBND, số 457/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 và 842/QĐ-UBND, 843/QĐ-UBND ngày 30/3/2015) và phù hợp theo quy định của luật Đất đai 2013. Cụ thể là căn cứ theo điểm đ, khoản 1 điều 64; điểm d, khoản 1 điều 65 và điểm b, khoản 5, điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính phủ.
Không những thế, hai công ty này có những đòi hỏi về đền bù không có căn cứ. Bởi trong các quyết định cho thuê đất đều quy định rất rõ ràng rằng: “chỉ cho thuê để xây dựng bến bốc gỗ tạm và không xây dựng công trình kiên cố, khi Nhà nước thu hồi không được đền bù” – với công ty Hoài Nam và “cho thuê hằng năm, không xây dựng công trình và khi Nhà nước thu hồi sẽ không được bồi thường, tự tháo dỡ trả lại mặt bằng” – với công ty Sao Bắc. “Hơn nữa với phần diện tích cho thuê là mặt nước biển để hoạt động kinh doanh, thì 2 công ty này đã tự nhưng đã tự ý đổ đất, san nền làm mặt bằng cho thuê rồi đòi đền bù”. Ông Vũ Văn Hợp, Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh đã thông tin trong buổi làm việc với báo chí mới đây về vụ việc này.
Không chỉ sai phạm về việc sử dụng đất mà một trong hai doanh nghiệp này là công ty Hoài Nam còn có “lý lịch” xấu ở các dự án được giao đất khác. Cụ thể, công ty này đã được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 7 dự án, nhưng 2 dự án đã bị thu hồi chủ trương do triển khai chậm; 2 dự án bị thu hồi do hết hạn thời gian thuê đất, 1 dự án đã được chuyển nhượng cho đơn vị khác…
Công ty Hoài Nam và Sao Bắc chỉ là 2 trong số rất nhiều doanh nghiệp bị thu hồi đất vì vi phạm hoặc sử dụng không hiệu quả. Tính riêng 9 tháng đầu năm nay, tỉnh Quang Ninh đã rà soát và thu hồi đất của 50 dự án chậm tiến độ. Và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Chính phủ trong quản lý đất đai để nguồn tài nguyên quý giá này không bị lãng phí.