TIN LIÊN QUAN | |
Từ 1/11: Doanh nghiệp xăng dầu được chủ động tăng giá | |
Petrolimex than lãi ít, phải "nghiến răng" làm | |
Mỗi lít xăng đang bán ra DN lãi 198 đồng |
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) là DN đã "xin" Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu xăng dầu, giảm giá ít để chống lỗ |
Muốn tăng thuế để cắt lỗ
Đó là đề xuất của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil).
Trong một văn bản gửi hai bộ Tài chính, Công Thương hôm 3/12, tổng công này đã kiến nghị cần tăng mạnh thuế từ 5-7 điểm phần trăm, đồng thời, giữ nguyên giá bán lẻ và trích Quỹ bình ổn giá như hiện nay.
Lý do mà PVOil muốn tăng mạnh thuế là vì... lỗ. Doanh nghiệp này cho biết, những tháng gần đây, hàng tồn kho xăng dầu đều trên 300.000m3, trong khi lượng bán ra chỉ khoảng 220.000m3, tức khoảng 220 triệu lít/tháng. Chưa kể, PVOil còn tồn hàng nguyên liệu lên tới 80.000-100.000m3.
Một mặt, tổng công ty đảm bảo dự trữ đủ 30 ngày lưu thông, nhưng mặt khác, giá bán lẻ được điều chỉnh trên cơ sở giá bình quân của 15 ngày cuối. Trong bối cảnh giá xăng dầu giảm sâu liên tiếp 3 tháng, doanh nghiệp này cho biết đã bắt đầu lỗ từ tháng 8 và dự kiến cả năm nay sẽ không lãi.
Ba ngày sau kiến nghị này, Bộ Tài chính đã tăng thuế lên 9 điểm phần trăm, vượt hơn cả mong đợi của PVOil, đưa mức thuế nhập khẩu xăng dầu lên ngưỡng 23-27%, là mức cao nhất kể từ năm 2010 trở lại đây. Nhưng đồng thời, giá bán lẻ vẫn phải giảm nhẹ.
Từ nhiều năm nay, người dân đã quen với kịch bản, DN xăng dầu lỗ vì giá thế giới tăng và chỉ muốn giảm thuế, tăng giá. Song, với câu chuyện của PVOil thì lại thấy thêm một kịch bản trái ngược: lỗ vì giá thế giới giảm và doanh nghiệp lại muốn tăng thuế.
PVOil từ chối biện giải về văn bản này, nhưng một phân tích từ lãnh đạo Petrolimex đã hé mở nguyên nhân của đề xuất lạ lùng này.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimex, nói: "Lúc giá tăng cao, thường Nhà nước kiềm giá để bình ổn, không cho tăng ngay nên doanh nghiệp lỗ. Còn nay lỗ là do vấn đề thị trường xuống quá sâu".
"Doanh nghiệp phải dữ trự đủ lưu thông cho 30 ngày, trong đó, giá xăng dầu bình quân 15 ngày đầu và bình quân 15 ngày sau chênh lệch nhau rất lớn, vì giá dầu thế giới xuống liên tục. Giá bán lẻ trong nước giảm theo mặt bằng của giá 15 ngày sau nên doanh nghiệp chịu thiệt vì giá hàng tồn kho luôn cao hơn".
Giá dầu thô thế giới đã giảm xuống mức dưới 60 USD/thùng, thấp nhất trong vòng 7 năm qua nhưng giá xăng dầu ở Việt Nam vẫn giảm cầm chừng |
Về bản chất, tăng thuế như vậy sẽ chính là một công cụ để "giữ" giá xăng dầu trong nước không giảm xuống thấp hơn nữa, cắt lỗ cho doanh nghiệp. Giá cơ sở sẽ bị đẩy lên cao do có thêm khoảng 1.000 đồng/lít tiền thuế nên thu hẹp khoảng chênh lệch với giá bán lẻ. Nhờ đó, giá bán lẻ sẽ không hạ hoặc chỉ điều chỉnh ở biên độ thấp.
Ít nhất trong 15 ngày sau tăng thuế, các doanh nghiệp xăng dầu sẽ có cơ hội đẩy hàng tồn đã tính với mức thuế thấp, bán ra theo mức giá bán lẻ có thuế cao hơn, nhờ đó sẽ có lợi nhuận. Nói cách khác, những ngày này, doanh nghiệp bán số lượng xăng đã nhập khẩu với mức thuế 18%, nhưng theo mức giá cao hơn theo cách tính thuế 27%.
"Mỗi doanh nghiệp có một quan điểm riêng về việc áp thuế, nhưng tôi nghĩ là việc tăng thuế vừa rồi của Bộ Tài chính là hợp lý", ông Năm nói.
Từ tháng 10, mảng xăng dầu của Tập đoàn Petrolimex đã chuyển sang lỗ và dự kiến, con số lỗ này sẽ gấp hơn nhiều lần so với số lãi xăng dầu 406 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm.
Với SaigonPetro, kinh doanh xăng dầu cũng bắt đầu lỗ từ tháng 11 và có thể, sẽ lấn át con số lãi hơn 100 tỷ đồng trước đó. Tình hình xấu này báo trước kết quả kinh doanh xăng dầu cả năm có thể âm.
Tuy nhiên, số lỗ của các doanh nghiệp trên có thể chưa thấm vào đâu so với bi kịch của PVOil vì đơn vị này còn có thêm mảng xuất nhập khẩu dầu thô.
Sẽ xử lý doanh nghiệp nhập cầm chừng
Trước đây, khi xây dựng Nghị định 83, Bộ Công Thương đã từng e ngại viễn cảnh doanh nghiệp lỗ không có nguồn bù nếu lấy theo giá bình quân của 15 ngày cuối theo đề xuất của Bộ Tài chính. Bộ này đã đề nghị tính giá theo giá bình quân 15 ngày đầu.
Tuy nhiên, Chính phủ đã quyết định chốt phương án giá cơ sở tính theo mặt bằng giá 15 ngày sau để đảm bảo giá trong nước sát với diễn biến giá thế giới, tránh tình trạng có độ trễ, lệch pha như nhiều năm nay.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhìn nhận: "Có lẽ đây là thời điểm khó khăn nhất trong 10 năm trở lại đây của ngành này, nhưng hoàn toàn do thị trường".
"Giá xăng dầu trong nước phải điều hành theo đúng Nghị định 83, cách 15 ngày có một lần xem xét và điều chỉnh theo đà giảm thế giới. Nhà nước sẽ không thể có biện pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp lúc này vì ngành xăng dầu đã theo cơ chế thị trường", ông Hải nhấn mạnh.
Năm 2011, giá dầu thế giới tăng cao, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã ngưng hoặc giãn tiến độ nhập khẩu xăng dầu, gây bất bình đẳng giữa các DN. Bộ Công Thương đã phải tuýt còi một vài trường hợp.
Thứ trưởng Hải cho biết: "Chúng tôi cũng đã chỉ đạo kiểm tra tiến độ nhâp khẩu xăng dầu, phòng ngừa hiện tượng doanh nghiệp không nhập. Nếu doanh nghiệp nào không đảm bảo nhập khẩu theo hạn mức thì Bộ sẽ xem xét xử lý".
Sau 10 ngày kể từ đợt giảm giá thứ 12 gần đây, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore vẫn tuột dốc không phanh.
Bộ Công Thương cho biết, mức giá xăng thành phẩm nhập từ Singapore giao dịch ngày 16/12 chỉ ở mức 64,77 USD/thùng, giảm tới 10,19 USD/thùng, tỷ lệ giảm 13%. Dầu diezen chỉ ở mức 73,4 USD/thùng, giảm 9,13 USD, tương ứng 11%.
Liên bộ Công Thương - Tài chính cũng đang bàn bạc về các kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm. Trong đó, giải pháp tăng thuế lên tới 35% đã được tính đến khi giá dầu xuống dưới 60 USD/thùng.
Kêu lỗ, xăng dầu vẫn đua chiết khấu cao cho đại lý Dù kêu lỗ nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đang “đua nhau” tăng mức chiết khấu lên rất cao cho các đại lý. Theo bảng giá tính cơ sở của Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, giá xăng A92 đang lãi gần 100 đồng/lít. |
Phạm Huyền (Vietnamnet)