- Phương án tài chính dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
- Giảm thời gian thu phí hơn 1 năm với tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
- Tổng cục Đường bộ xin đổi tên gọi trạm thu giá, dùng lại "trạm thu phí"
- Tổng cục Đường bộ: Sai sót mốc thời gian công văn đổi tên trạm thu phí thành thu giá là do "lỗi của chuyên viên"
Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng khánh thành và đưa vào lưu thông từ ngày 5/12/201 |
VIDIFI vừa báo cáo Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam tình hình kinh doanh, khai thác Dự án BOT đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng trong năm 2017.
Theo đó, doanh thu thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ của 7 trạm thu phí dịch vụ trên tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng trong năm 2017 chỉ đạt 1.258 tỷ đồng, bình quân mỗi ngày đạt 3,4 tỷ đồng. Doanh thu thu phí dịch vụ tại 2 trạm thu giá Quốc lộ 5 trong năm 2017 đạt 832,9 tỷ đồng. Với tổng doanh thu thu phí toàn Dự án đạt 2.091 tỷ đồng, tính bình quân doanh thu chỉ đạt khoảng 5,7 tỷ đồng/ngày. Con số này chưa tính các chi phí thu mà VIDIFI phải bỏ ra để vận hành 9 trạm thu phí cùng với công tác bảo trì 2 tuyến đường thuộc Dự án.
Trước đó, trong bản iến nghị lên Thủ tướng trước thềm Hội nghị giữa người đứng đầu Chính phủ và các doanh nghiệp diễn ra vào tháng 5/2017, VIDIFI cho biết, nhà đầu tư đang phải trả khoảng 8 tỷ đồng lãi vay mỗi ngày.
“Như vậy, mỗi ngày số tiền hụt là 2,5 tỷ đồng (tương đương khoảng 900 tỷ mỗi năm). Lãi vay chiếm 94% chi phí trong giai đoạn vận hành tuyến đường cao tốc", VIDIFI cho hay.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có 6 làn xe, tốc độ tối đa cho phép 120 km/h, được đánh giá là hiện đại nhất Việt Nam hiện nay. Cao tốc đi qua 4 tỉnh, thành gồm Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng với chiều dài 105 km, tổng mức đầu tư hơn 45.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), phần lớn vay vốn lãi suất thương mại dao động 10,5-11,4% trong thời gian 30 năm.