Ông Nguyễn Văn Tốn cho biết, sau khi dự án giai đoạn II được phê duyệt, kế hoạch đấu thầu đã được Hội đồng Quản trị Công ty phê duyệt trong tháng 1/2015 để thực hiện đầu tư ngay tuyến ống truyển tải trên Đại lộ Thăng Long về Hà Nội, bao gồm 14 gói thầu.
Đường ống cấp nước sông Đà về khu vực Hà Nội đã 9 lần xảy ra sự cố vỡ đường ống |
Hiện nay, Viwasupco là đơn vị sản xuất nước sạch cho toàn khu vực chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn, các khu công nghiệp dọc trục Đại lộ Thăng Long, cấp nước bổ sung cho Hà Đông và phía Tây Nam Hà Nội. Giai đoạn I của dự án có công suất 300.000 m3/ngđ.
Viwasupco đã thực hiện xong việc thu xếp vốn đầu tư cho dự án, bao gồm vốn tự có và vốn vay thương mại. Lựa chọn và ký hợp đồng với các nhà thầu thực hiện gói lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho các gói thầu; nhà thầu thực hiện gói thầu thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho các gói thầu; nhà thầu thực hiện gói thầu Tư vấn khảo sát xây ựng – thiết kế kỹ thuật là lập dự toán. Dự kiến, tháng 6/2015 hoàn thành thiết kế kỹ thuật và dự toán, sau đó trình Bộ Xây dựng thẩm định.
Bên cạnh đó, do tính chất ống gang dẻo đường kính 1.800 mm mà hiện các doanh nghiệp trong nước không sản xuất được, Viwasupco đang tiến hành xây dựng hồ sơ mời thầu cung cấp vật tư thiết bị phục vụ đầu tư tuyến ống truyền tải theo hình thức đấu thầu quốc tế.
Về kế hoạch cấp nước hè năm 2015, ông Nguyễn Văn Tốn cho biết, hiện Viwasupco đang vận hành, cung cấp nước sạch cho 3 khách hàng lớn là Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawaco), Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco), Công ty TNHH MTN Nước sạch Hà Đông… với lượng nước tiêu thụ trung bình từ 220.000 – 250.000 m3/ngđ, chiếm khoảng 30% tổng lượng nước sạch cung cấp trên địa bàn Hà Nội.
Năm 2014, đường ống cấp nước sông Đà về khu vực Hà Nội đã 9 lần xảy ra sự cố vỡ đường ống khiến cuộc sống người dân một số khu vực tại Thủ đô đảo lộn vì mất nước.
Chính vì vậy, dự án đầu từ cấp nước sông Đà giai đoạn II đang được khẩn trương triển khai để nâng công suất của hệ thống lên 600.000 m3/ngđ, trong đó, ưu tiên của dự án là đầu tư trước 21 km tuyến ống.