Doanh nghiệp
Dư địa bán lẻ hiện đại ở Việt Nam còn rất lớn
Bảo Giang - 09/02/2015 15:51
Ông Tony Yan, Tổng giám đốc Hệ thống Circle K chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư về chiến lược mở rộng đầu tư hệ thống này tại Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Circle K khai trương cửa hàng tiện lợi thứ 100
Bán lẻ tiến về Tỉnh lẻ
Ma trận tỷ phú Thái trên đất Việt
Bán lẻ đua mở rộng mạng lưới, phát triển mô hình
Phân khúc mặt bằng bán lẻ: Áp lực từ nhiều phía

Circle K vừa chính thức khai trương cửa hàng thứ 100 tại Việt Nam, ông đánh giá thế nào về tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam?

Hiện tại, ngành bán lẻ tại Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn đầu. Nhiều người tiêu dùng vẫn chưa quen với mô hình bán lẻ hiện đại “one - stop shop” (cửa hàng 1 điểm đến, đa dịch vụ). Trong khi Việt Nam có dân số hơn 90 triệu dân, thu nhập bình quân đang tăng trưởng đều; cửa hàng tiện lợi đạt xấp xỉ 13% thị phần,  trong khi ở các nước châu Á khác, thương mại hiện đại chiếm khoảng 50%.

Ông Tony Yan, Tổng giám đốc Hệ thống Circle K

Nói cách khác, dư địa thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam còn rất lớn. Circle K  cam kết, chúng tôi có mặt ở đây là để đóng góp vào sự tăng trưởng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Dư địa lớn, nhưng cũng hiện diện nhiều thương hiệu, Circle K xác lập sự khác biệt của mình như thế nào?

Circle K khác biệt với 5 tiêu chí: đầu tiên là sự thống nhất về nhận diện thương hiệu từ màu sắc, hình ảnh thương hiệu, thông điệp…, chú trọng đến các chi tiết để mang lại cảm giác thoải mái, thân thiện, hợp thời trang và thuận tiện cho khách hàng.

Thứ hai, chúng tôi mở cửa 24/7, với mô hình dịch 4F: Fresh - tươi; Friendy - thân thiện, Fast - nhanh và Full - đầy đủ).

Thứ ba, đến với Circle K, khách hàng sẽ thoải mái và dễ dàng mua sắm các sản phẩm được sắp xếp, trưng bày khoa học, thuận tiện, có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt với giá cả phải chăng.

Thứ tư, khách hàng được phục vụ các dịch vụ ăn uống đa dạng về khẩu vị với “Sức hút khó cưỡng”, đó là các món ăn bản địa quen thuộc và một số món ăn đặc trưng của nhiều nước trên thế giới.

Cuối cùng, Circle K phục vụ bằng sự thấu hiểu chuyên biệt cho thị trường Việt Nam như cung cấp khu vực chỗ ngồi thoải mái để ăn, uống, nói chuyện với bạn bè và gia đình với  Wi-Fi miễn phí và âm nhạc đúng gu...

Chúng tôi sẽ “liên tục sáng tạo để khách hàng luôn cảm thấy hào hứng mỗi khi bước chân vào cửa hàng Circle K”.

Circle K có dự định sẽ tiến hành nhượng quyền thương mại tại Việt Nam?

Chúng tôi chắc chắn sẽ thực hiện nhượng quyền thương mại, nhưng sẽ còn mất một thời gian nữa. Chúng tôi đang chuẩn bị kỹ càng cho dự án này.

Hiện nay Circle K tập trung chủ yếu tại TP.HCM, khi nào Circle K có kế hoạch mở ra các địa phương khác?

Chúng tôi sẽ mở Circle K ở các khu vực và địa phương khác trong năm nay. Circle K đặt mục tiêu trở thành chuỗi cửa hàng được yêu thích nhất tại Việt Nam, là “cửa hàng của khu phố” với kế hoạch mở rộng chuỗi 150 cửa hàng trong năm 2015 nhờ mô hình kinh doanh đa đạng, cho phép Circle K thâm nhập hiệu quả vào bất cứ nơi nào có nhu cầu.

Tỷ phú Thái sẽ đưa Nguyễn Kim cán mốc 50 siêu thị

() Trong vòng 5 năm tới, mục tiêu quan trọng nhất của Nguyễn Kim là củng cố vị thế dẫn đầu thị trường bán lẻ điện máy.

Sao mới loé sáng, sao cũ lụi dần

() Sự đào thải gắt gao trên thị trường bán lẻ điện máy khiến không ít tên tuổi biến mất, trong khi những thương hiệu còn lại buộc phải tính kế làm sao đem lại nhiều cái “nhất” cho khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

Aeon mua thành công 30% Fivimart, 49% Citimart

Aeon đang hiện thực hóa kế hoạch bành trướng tại Việt Nam bằng cách nắm 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart. 

Tin liên quan
Tin khác