Nguyên nhân khiến vòng đấu giá khối băng tần C3 không thành là vì không đủ số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá tối thiểu theo quy định.
Trước đó, ngày 20/2/2024, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia phát hành thông báo mời tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C3 (3800-3900 MHz) dự kiến tổ chức vào hồi 14h00' ngày 14/3/2024.
Tuy nhiên, căn cứ kết quả tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và kết quả thu khoản tiền đặt trước, Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 Quốc gia thông báo danh sách doanh nghiệp không đủ điệu kiện tham gia đấu giá là do doanh nghiệp không nộp tiền đặt trước. Vì vậy, cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C3 (3800-3900 MHz) không được tổ chức vì thiếu số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá tối thiểu theo quy định.
Viettel trúng đấu giá băng tần B1 2500 - 2600MHz để triển khai mạng di động 5G. |
Công ty Đấu giá Hợp danh số 5 Quốc gia sẽ trả lại tiền mua hồ sơ, tiền đặt trước, chậm nhất là 2 ngày làm việc kể từ ngày dự kiến tổ chức cuộc đấu giá, cho doanh nghiệp đã mua hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá hợp lệ.
Giá khởi điểm của khối băng tần từ 3800 MHz đến 3900 MHz cho 15 năm sử dụng là hơn 1.956 tỷ đồng. Doanh nghiệp phải cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G, và chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 3700-3800 MHz hoặc băng tần 3800-3900 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần trúng đấu giá tương ứng.
Tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 3700-3800 MHz hoặc băng tần 3800-3900 MHz, doanh nghiệp phải triển khai tối thiểu 30% số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện đã cam kết triển khai trong 2 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần trúng đấu giá tương ứng.
Trước đó, ngày 8/3/2024, phiên đấu giá băng tần B1 2500 - 2600MHz được tổ chức, đánh dấu dấu mốc lịch sử mới cho Việt Nam khi chuyển từ cấp phát, thi tuyển sang đấu giá để có được tần số.
Sau 24 vòng đấu giá, Viettel là doanh nghiệp trúng đấu giá quyền sử dụng tần số 2500MHz - 2600MHz. Với việc đã trúng khối băng tần B1 2500 - 2600 MHz, Viettel sẽ không còn quyền tham gia cuộc đấu giá tiếp theo. Trong lần đấu giá băng tần 2500 - 2600 MHz, Vietnamobile không tham gia và cũng không đưa ra lý do chính thức.
Ngoài việc đấu giá khối băng tần C3 không thành ngày hôm nay, theo kế hoạch, khối băng tần C2 (3700-3800 MHz) sẽ được đấu giá vào ngày 19/3 tới.
Ngày 11/1/2024, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyềnthông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam.Quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu là 100 Mbpscho mạng 5G, đến năm 2030, mạng 5G phủ sóng 99% dân số. Để hiện thực hóa các mục tiêutrên, năm 2024 là thời điểm chín muồi để cấp phép băng tần thương mại hóa 5G.
Bộ TT&TT đã đưa ra định hướng, là năm phổ cập hạ tầng số. Hạ tầng số Việt Nam phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúcđẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.